MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Triều Tiên nô nức chào đón Đại hội Đảng Lao động đầu tiên sau 36 năm

05-05-2016 - 23:00 PM | Tài chính quốc tế

Trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngoài, người dân Triều Tiên cho biết: "Họ chờ đợi ngày Đại hội Đảng Lao động từ rất lâu rồi."

Khắp nơi tại Bình Nhưỡng đều nhìn thấy hình bóng những công nhân đang sơn lại các tòa nhà cao tầng hay tu sửa lại vỉa hè, tất cả để trang hoàng cho thủ đô của Triều Tiên trước khi buổi Đại hội Đảng chính thức bắt đầu vào ngày 6/5 sau 36 năm dài vắng bóng.

Mặt ngoài Cung Văn hóa 25/4 được treo banner đỏ rực mang biểu tượng của Đảng lao động Triều Tiên – bút lông, búa và lưỡi liềm. Tại quảng trường bên ngoài lăng cố chủ tịch Kim Il Sung, trẻ con đang tập đồng diễn, trên tay cầm những lá cờ đỏ thắm trong tiếng tuyên truyền phát ra từ một chiếc ô tô chạy khắp thành phố.

“Tiến tới xây dựng một quốc gia thịnh vượng chào đón Đại hội Đảng Lao động lần thứ 7” Dòng chữ được ghi trên một tấm banner treo trong thành phố.

Giới phân tích đánh giá Đại hội lần này là cơ hội để ông Kim Jong Un hợp pháp hóa quyền lực thống trị Triều Tiên kể từ khi lên nắm quyền sau cái chết của cha – ông Kim Jong Il. Sự kiện lần này cũng là lời khẳng định cho đường lối tập trung của ông vào phát triển sức mạnh quân sự và tăng trưởng kinh tế.

Để quảng bá cho thắng lợi của ông Kim, chính phủ Triều Tiên đã cấp phép cho một nhóm các nhà báo nước ngoài đến thăm một số địa điểm “bắt mắt” tại thủ đô Bình Nhưỡng trong đó có tòa nhà trung tâm thương mại và trang trại tổng hợp dưới sự kiểm soát chặt chẽ.

Câu chuyện về củ cải và dưa chuột

Những người điều hành trang trại cho biết chính phủ thu về 70% sản lượng củ cải, dưa chuột, rau diếp,… và để lại cho nông dân 30% sản lượng dùng làm thực phẩm mỗi ngày. Điều ngạc nhiên là, chính phủ Triều Tiên cấm người dân không được trồng ngoài hơn diện tích đất quy định.

Kim Hak Pong – người nông dân 51 tuổi trồng dưa chuột trong nhà kính cho biết, “Đây không phải là trang trại, mà là một thành phố”. Đằng xa một người thuộc chính phủ vẫn đang đứng quan sát. “Hy vọng Đại hội sẽ thành công tốt đẹp. Tôi mong muốn được đóng góp sản lượng nông nghiệp cho kỳ Đại hội.”

Tờ báo cho hành khách trên chuyến bay Air Koryo Triều Tiên có bài viết về lịch sử Đại hội Đảng lao động lần thứ 6 diễn ra vào năm 1980 và không quên bao gồm những bức ảnh về quyền lực thừa kế của ông Kim từ người cha và ông nội – Kim Il Sung – người gây dựng lên nhà nước Triều Tiên.

Nền kinh tế chuyển mình

Dấu hiệu chuyển mình của nền kinh tế đã hiện ra rõ rệt kể từ khi ông Kim lên nắm quyền. Những công ty kinh doanh taxi quốc doanh ganh đua giành khách hàng trên các tuyến phố của thủ đô. Bên cạnh đó, thương hiệu điện thoại nổi tiếng của Bình Nhưỡng trở nên phổ biến, mặc dù người dân điện phương chỉ có thể thực hiện cuộc gọi trong nước và không thể kết nối mạng ra nước ngoài.

Nhà báo nước ngoài giờ đã có thể đổi tiền với tỷ giá chợ đen khoảng 8.000 won/USD. Mức tỷ giá được niêm yết ở khoảng 100 won/USD chỉ mang tính hình tượng.

Theo Thời báo Bình Nhưỡng, trang trại cá được xây dựng nhằm mục đích “kinh doanh có lợi nhuận” – vài năm trước 5 chữ vàng đó không thể nào nghe thấy tại Triều Tiên.

Hàng hóa nhập khẩu trừ đồ xa xỉ dần dần đã có mặt tại Triều Tiên. Tại Trung tâm mua sắm Kwangbok – địa điểm dừng chân thường xuyên cho nhà báo đến thăm thành phố, trong đó có bán whisky Johnnie Walker Red Label với giá 40 USD/chai, sô cô la Triều Tiên và snack khoai tây Malaysia.

“Tôi có thể tìm thấy tất cả vật dụng gia đình cần thiết tại dây.” Kim Yong He 47 tuổi làm nội trợ đến trung tâm mua bánh mì và xà phòng trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngoài. Những người trả lời phỏng vấn đều chia sẻ họ mong mỏi ngày Đại hội này từ rất lâu rồi.

Tiên Tiên

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên