Trợ lý xin tăng lương, Elon Musk thử làm thay việc trong 2 tuần rồi cho nghỉ
Đầu năm 2014, tỷ phú Elon Musk cho trợ lý 12 năm của mình nghỉ việc vì xin tăng lương.
- 27-07-2017Cuộc chiến giữa các tỷ phú: Elon Musk chê Mark Zuckerberg hiểu biết “hạn chế” về AI
- 26-07-2017Không như Elon Musk cảnh báo, đây là 5 mối đại họa với loài người đáng sợ hơn nhiều so với trí tuệ nhân tạo
- 30-06-2017Siêu nhà máy pin Gigafactory của Elon Musk sẽ bị Trung Quốc "chôn vùi"?
Câu chuyện được ghi lại trong quyển sách "Elon Musk: Tesla, SpaceX, and the Quest for a Fantastic Future" (Elon Musk: Tesla, SpaceX, và cuộc tìm kiếm một tương lai tuyệt vời) của Ashlee Vance. Năm 2014, trợ lý Mary Beth Brown đề nghị Musk tăng lương sau 12 năm làm việc. Vị CEO Tesla cho cô nghỉ phép 2 tuần rồi sẽ trả lời. Trong khoảng thời gian này, Musk tự làm thay việc của Brown để xem cô có thực sự đóng vai trò quan trọng trong công ty hay không. Khi người trợ lý quay lại công ty, Musk nói mình không cần cô nữa.
Tuy nhiên, ông có đề nghị Brown một vị trí khác trong công ty nhưng cô không nhận mà nghỉ hẳn. Ví dụ này khá cực đoan, nhưng đây là một bài học rõ ràng về việc biết rõ vị trí của mình trong công ty hay tổ chức.
Bạn nên có một vài chiến lược để đánh giá giá trị bản thân trước khi người khác làm điều đó, theo chuyên gia Lynn Taylor, tác giả cuốn "Tame Your Terrible Office Tyrant: How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job" (Thuần phục bạo chúa: Làm thế nào để quản lý hành vi trẻ con của sếp và phát triển trong công việc của bạn).
Thứ nhất, bạn cần xem xét lại trách nhiệm của mình. Dành 15 phút một ngày để suy nghĩ chính xác về những việc bạn đang làm với câu hỏi: "Liệu một nhân viên tạm thời có thể thay thế tôi và làm hài lòng cấp trên không?". Nếu câu trả lời là "có", hoặc thậm chí "có thể", bạn nên cố gắng hơn nữa.
Trên hết, bạn muốn làm cho sếp cần chứ không chỉ có bạn hỗ trợ, Taylor nói. Một chiến thuật là trực tiếp hỏi sếp xem bạn có đang mang lại giá trị cho tổ chức hay không chứ không phải đợi đến lần đánh giá nhân viên tiếp theo. Điểm mấu chốt là phải biến mình thành một phần không thể thiếu trong thành công của sếp và công ty.
"Không ai là không thể thay thế. Chỉ là bạn khó thay thế đến mức nào" Taylor khẳng định.