MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trở thành một người sếp tinh tế hơn, tìm được nhiều cộng sự đắc lực hơn khi nhận ra tầm quan trọng của hành động này: Bất kì ai cũng không nên bỏ qua!

11-02-2019 - 07:00 AM | Sống

Sếp thể hiện sự quan tâm đúng mức với nhân viên vừa giúp hình ảnh của mình đẹp trong mắt mọi người vừa giúp cấp dưới nhận ra được giá trị đích thực của họ trong công ty.

Cấp dưới là những cộng sự đắc lực và là người bạn trong công việc, vì vậy việc xây dựng mối quan hệ tốt với cấp dưới là nhân tố ưu tiên hàng đầu để trở thành người lãnh đạo thành công. Tuy nhiên, bạn hay nhiều người ở vị trí cao khác thường cho rằng cấp dưới mới phải chú trọng tới mối quan hệ với cấp trên và phớt lờ trách nhiệm này. Nhưng có lẽ bạn không biết việc cấp trên chủ động quan tâm, kết nối thường xuyên với nhân viên của mình là tạo một cơ hội thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên, cũng như góp phần tạo ra một môi trường lao động thân thiện và tích cực.

Nói thì đơn giản nhưng làm lại khó vì bạn vẫn băn khoăn không biết làm thế nào để kết nối, gần gũi với nhân viên trong khi vẫn duy trì được vị trí quyền lực của bản thân. Thì dưới đây là một số cách gợi ý cho việc chứng minh sự quan tâm đúng mức của bạn đối với nhân viên:

Tìm hiểu đúng mức về cuộc sống cá nhân

Là một người sếp tinh tế, bạn cần thể hiện sự quan tâm ở mức cần thiết đến cuộc sống của mọi người trong tổ chức của mình. Đặt ra những câu hỏi phù hợp và thực sự lắng nghe về câu trả lời. Nếu có thể hãy ghi nhớ những thông tin quan trọng như sinh nhật, tên của các thành viên trong gia đình, các sự kiện quan trọng trong cuộc sống của nhân viên. Việc làm này của bạn sẽ giúp nhân viên gần gũi bạn hơn, thậm chí nhiều nhân viên sẽ không còn sợ nói chuyện với sếp của mình và việc rút ngắn khoảng cách sẽ dễ dàng hơn.

Đặt mình vào vị trí nhân viên

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Hãy đặt mình vào vị trí của cấp dưới và tự hỏi, nếu sếp bạn cũng có tính cách và lối ứng xử y như bạn, cũng đòi hỏi cao, buộc nhân viên phải nghe theo lời sếp hay giả sử luôn công khai phê bình bạn ở giữa tập thể liệu bạn có còn động lực làm việc hay không? Liệu bạn có nuôi tư tưởng "chống đối" trong đầu? Khi bạn đã thật sự hiểu được những điều nhân viên bạn đang cảm nhận, bạn sẽ có cách thay đổi hành vi thích hợp. Nhân viên khó bảo không hiếm, nhưng "minh quân" không phải thời nào cũng có. "Cai trị" một "vương quốc" tuy khó mà dễ, chỉ cần người đứng đâu lưu ý trong đường lối quản lý và cách cư xử sao cho hợp lý hợp tình, việc "thu phục lòng dân" hẳn không còn là chuyện khó. Vì vậy, hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử.

Trở thành một người sếp tinh tế hơn, tìm được nhiều cộng sự đắc lực hơn khi nhận ra tầm quan trọng của hành động này: Bất kì ai cũng không nên bỏ qua! - Ảnh 1.

Dành thời gian cho họ

Thật khó để nhân viên cảm thấy được chú trọng hay để mắt tới khi người lãnh đạo của họ quá bận rộn không thể dành một chút thời gian cho họ mặc dù đó chỉ là một cuộc trò chuyện đơn giản chỉ tốn vài phút đồng hồ. Bạn có thể dễ dàng bị cuốn vào các dự án hàng ngày hay các kế hoạch tương lai cho công ty và có vẻ quá thờ ơ với những người xung quanh, nhưng bằng cách chủ động tham gia vào các cuộc trò chuyện thường xuyên với thành viên trong nhóm, nhân viên sẽ cảm thấy có giá trị và được tôn trọng. Đôi khi chỉ cần có mặt bạn vài phút trong một cuộc trò chuyện nhóm, bạn cũng có thể tạo được lòng yêu mến và kính phục ở cấp dưới nhiều hơn là khi bạn cứ mải "chăm sóc" cho các dự án của mình và chỉ giao tiếp với nhân viên qua các mệnh lệnh giao công việc.

Đừng tiếc một lời khen

Những nhà lãnh đạo thành công thường biết những việc gì mà nhân viên mình làm tốt và có sự ghi nhận kết quả một cách xứng đáng. Bạn không nên chỉ khuyến khích nhân viên bằng tiền thưởng mà còn động viên họ bằng một lời khen ngợi khi nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc hoặc có một ý tưởng mới, một phương án kinh doanh sáng tạo. Một lời khen chân thành của người lãnh đạo sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích những người dưới quyền làm việc chủ động, sáng tạo, say mê với công việc hơn. Việc lựa chọn thời điểm, từ ngữ thích hợp sẽ giúp việc truyền tải "những lời có cánh" tới cấp dưới một cách nghệ thuật, tế nhị sẽ mang lại kết quả như bạn mong muốn.

Trở thành một người sếp tinh tế hơn, tìm được nhiều cộng sự đắc lực hơn khi nhận ra tầm quan trọng của hành động này: Bất kì ai cũng không nên bỏ qua! - Ảnh 2.

Hãy cho nhân viên nhiều hơn mức thường xuyên

Hãy nghĩ về bảng lương tiêu chuẩn mỗi tháng rộng ra hơn một chút và những gói lợi ích mà nhân viên nhận được. Hãy quan sát cách họ làm việc và xem liệu bạn có thể làm điều gì để giúp cải thiện môi trường làm việc của họ và giúp công sở trở thành nơi ấm cúng hơn, thoải mái và mời chào hơn đối với mọi người.

Hỏi thăm nhân viên đâu là mục tiêu sự nghiệp của họ và giúp đỡ họ hoàn thành hoài bão ấy. Nếu doanh nghiệp có ngân sách, hãy khen thưởng nhân viên xuất sắc những món quà thiết thực như phiếu mua hàng, bữa ăn tối tại nhà hàng địa phương và một khoản tiền đặc biệt vào dịp cuối năm, lễ tết.

Hãy chứng tỏ sự quan tâm thiết thực dành cho nhân viên bằng cách nỗ lực tuyển dụng những người biết đoàn kết và nhiệt huyết khi vào làm việc với đội ngũ hiện tại. Người phụ trách nhân sự sẽ dễ dàng nhận biết ai thật sự là ứng viên phù hợp nếu biết quan sát nụ cười và cái bắt tay, cách ứng viên đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm đến đồng nghiệp và khách hàng.

Tạo cơ hội cho những trải nghiệm mới

Hãy chú ý và cố gắng giúp đỡ, tạo điều kiện khi một nhân viên thể hiện sự quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp. Ví dụ khi bạn có nhân viên làm ở mảng đầu tư nhưng họ lại bắt đầu quan tâm sang mảng marketing, với quyết tâm họ muốn đề nghị bạn được chuyển sang phòng ban đó. Trước khi đưa ra quyết định bạn có thể đề nghị nhân viên ấy làm thử một nhiệm vụ nhỏ để đánh giá chuyên môn rồi hãy đồng ý chuyển sang phòng marketing hoặc có thể cử nhân viên đến các hội thảo về bán hàng, truyền thông và quảng cáo để cho cô ấy có cơ hội bước ra ngoài tìm hiểu kĩ hơn về trách nhiệm cũng như chuyên môn của ngành marketing.

Hảo Phạm

Forbes

Trở lên trên