Trong mùa dịch Covid-19, các gia đình hãy bổ sung 10 thực phẩm này vào bữa cơm để bảo vệ hệ tiêu hóa, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh
Hệ tiêu hóa vốn là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh, vì thế việc lựa chọn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa là điều các bà nội trợ nên lưu ý.
- 24-04-2020Cùng nhau tập thiền giảm stress mùa dịch, vợ chồng tôi ngỡ ngàng trước những thay đổi tích cực trong hôn nhân sau 3 tuần: Sức khỏe tốt là nền tảng của hạnh phúc dài lâu
- 24-04-2020Chế độ ăn Ketogenic: Nghe nói nhiều nhưng bạn có thực sự hiểu về phương pháp giảm cân đang hot lại còn tốt cho sức khỏe này không?
- 24-04-2020KHUYẾN CÁO 5 việc tuyệt đối KHÔNG LÀM sau khi nới lỏng giãn cách xã hội
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp diễn, không chỉ hệ thống miễn dịch mà hệ tiêu hóa cũng cần được bảo vệ để có thể phòng chống bệnh tật một cách hiệu quả nhất.
Vì sao lại như vậy?
Hệ tiêu hóa vốn là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể, nó giúp cung cấp dinh dưỡng để sản xuất năng lượng, phát triển và sửa chữa tế bào.
Khoa học đã chứng minh, 95% vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa, và chỉ có 5% còn lại đi qua đường hô hấp và hậu môn. Như vậy có thể thấy rằng, miễn dịch đường ruột chính là một "pháo đài quan trọng và lớn nhất" của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Trong mùa dịch Covid-19, giới chuyên gia khuyên nên nạp nhiều những thực phẩm này để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
1. Quả táo
Táo là loại hoa quả rất giàu pectin - một chất xơ hòa tan.
Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu của Khoa Dinh dưỡng Con người, Đại học Bang Kansas, Mỹ đã phát hiện ra rằng chất pectin có nhiều trong táo có thể vượt qua quá trình tiêu hóa ở ruột non, sau đó bị phá vỡ bởi các vi khuẩn có lợi trong ruột kết. Chúng làm tăng thể tích của phân, do đó được sử dụng để giải quyết các vấn đề táo bón và tiêu chảy.
Pectin cũng được các nhà khoa học Mỹ và Ba Lan chứng minh có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, viêm đại tràng .
2. Rau thì là
Rau thì là vốn từ lâu đã là loại gia vị quen thuộc trong các bữa cơm của người Việt. Hàm lượng chất xơ của cây thì có tác dụng giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy đường tiêu hóa.
Ngoài ra, loại rau này cũng chứa chất chống co thắt giúp thư giãn các cơ trơn trong đường tiêu hóa, giúp làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, ợ hơi, chuột rút.
Rau thì là.
3. Hạt chia
Các nhà nghiên cứu người Mỹ thuộc Đại học Illinois và Đại học Minnesota đã phát hiện ra rằng trong hạt chia có chứa rất nhiều chất xơ. Đặc biệt, sau khi cơ thể tiêu thụ, hạt chia sẽ hình thành một chất giống gelatin trong dạ dày, chúng hoạt động như một prebiotic hỗ trợ sự phát triển các lợi khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Hạt chia tốt cho hệ tiêu hóa.
4. Nấm thủy sâm
Nấm thủy sâm, hay còn gọi là Kombucha là một loại men được nuôi trong dung dịch nước trà đường. Kombucha được tạo ra bằng cách thêm các chủng vi khuẩn, men và đường vào trà xanh hoặc trà đen, sau đó trải qua quá trình lên men.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học người Ấn Độ vào năm 2010 đã cho thấy nấm thủy sâm có tác dụng chữa lành vết loét dạ dày, cải thiện quá trình tiêu hóa.
Nấm thủy sâm có tác dụng chữa lành vết loét dạ dày, cải thiện quá trình tiêu hóa.
5. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là loại chứa 100% nhân, bao gồm cả cám, mầm và nội phôi nhũ. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến là: yến mạch, diêm mạch (quinoa), cùng một số sản phẩm từ lúa mì nguyên chất. Chất xơ có trong các loại ngũ cốc này có thể cải thiện tiêu hóa theo hai cách.
- Các nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm táo bón.
- Các bà khoa học thuộc Đại học Minnesota, Mỹ cho hay sợi ngũ cốc hoạt động như prebiotic giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
6. Củ cải đường
Củ cải đường là một loại rau rất giàu chất xơ. Trong thời điểm dịch bệnh, chỉ cần mọi người uống một cốc sinh tố củ cải đường 136g có thể nạp 3,4g chất xơ - một chất rất cần thiết để nuôi dưỡng nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và cải thiện đường tiêu hóa.
Củ cải đường có thể sử dụng để trộn salad, nấu canh... đều ngon và bổ.
7. Miso
Miso là một loại gia vị dùng để nấu súp, giống nước tương. Miso được làm bằng cách lên men đậu nành với muối và nấm koji.
Miso chứa men vi sinh, giống như các thực phẩm lên men khác giúp cải thiện tiêu hóa.
Miso chứa men vi sinh, giống như các thực phẩm lên men khác giúp cải thiện tiêu hóa bằng cách tăng lợi khuẩn trong đường ruột. Không những vậy, các men vi sinh trong miso cũng có thể làm giảm các vấn đề tiêu hóa tiêu cực và khắc phục một số bệnh đường ruột như tiêu chảy.
8. Sữa chua
Bao đời nay, sữa chua vẫn luôn là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa.
Nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Vall d''nebron, Barcelona, Tây Ban Nha và một số nhà khoa học người Hy Lạp đã cho thấy trong sữa chua được làm từ sữa đã lên men chứa nhiều vi khuẩn axit lactic và nhiều vi khuẩn có lợi khác. Những vi khuẩn này sống trong đường tiêu hóa có thể giữ cho đường ruột của chúng ta luôn khỏe mạnh và cải thiện tiêu hóa.
Vi khuẩn Probiotic có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như: đầy hơi, táo bón và tiêu chảy...
9. Natto
Natto là một món ăn truyền thống của Nhật Bản làm từ hạt đậu tương lên men. Natto chứa men vi sinh có khả năng chống lại độc tố và vi khuẩn có hại, đồng thời làm tăng lợi khuẩn cho đường ruột và cải thiện tiêu hóa.
Natto chứa men vi sinh có khả năng chống lại độc tố và vi khuẩn có hại...
10. Rau màu xanh đậm
Và cuối cùng, thực phẩm không thể thiếu để cải thiện hệ tiêu hóa chính là các loại rau rau màu xanh đậm. Các lại rau này rất giàu chất xơ không hòa tan. Trong quá trình tiêu hóa, loại chất xơ này bổ sung số lượng lớn vào phân, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa của bạn.
Rau có màu xanh đậm cũng là một nguồn magiê tốt, có thể giảm táo bón bằng cách cải thiện các cơn co thắt ở đường tiêu hóa.
Một số loại rau xanh đậm phổ biến nhất là rau bina, cải Brussels, bông cải xanh và các loại rau xanh khác.
Nguồn: Healthline
Báo Dân sinh