MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trứng gà rất tốt nhưng có 7 loại trứng không nên ăn: Nhẹ thì đau bụng, nặng thì ngộ độc

07-02-2020 - 14:07 PM | Sống

Chúng ta ăn trứng thường xuyên và vì thế nên cẩn thận trong việc lựa chọn trứng tốt cho sức khỏe. Đây là 7 loại trứng không đủ chất lượng, không nên tiếp tục sử dụng.

Chúng ta đều biết rằng trứng rất giàu chất dinh dưỡng và có giá thành khá bình dân nên vừa có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể con người lại vừa phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình.

Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, có một số loại trứng chúng ta gặp được chuyên gia cảnh báo là không nên ăn, nếu không thì có thể gây đau bụng và tiêu chảy trong trường hợp nhẹ, và có thể bị hôn mê do ngộ độc nghiêm trọng, mọi người phải chú ý.

Đây là danh sách 7 loại trứng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn

1. Vỏ quả trứng bị nứt

Trong quá trình vận chuyển, bảo quản và đóng gói trứng, do rung lắc hoặc va đập mà một số trứng sẽ có thể bị tác động tạo ra các vết nứt và giập lõm, và trong điều kiện này thì chúng sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu để lâu, chúng không còn thích hợp để tiêu thụ nữa, tốt nhất là nên vứt bỏ.

2. Quả trứng dính vào vỏ

Do thời gian bảo quản trứng quá lâu, màng lòng đỏ trở nên cứng và yếu, và lòng đỏ bám chặt vào vỏ trứng. Nếu quá chặt, hoặc da có màu đen sẫm, và có mùi, nó cũng được xem là loại trứng không phù hợp để ăn.

3. Mùi có trứng thối

Khi vi khuẩn xâm nhập vào trứng và nhân lên bằng cách sinh sôi nảy nở với một lượng vi khuẩn lớn thì chúng sẽ làm hỏng trứng.

Lúc này, vỏ trứng có màu xám, và thậm chí vỏ trứng phồng lên do ảnh hưởng của khí hydro sunfua bên trong, hỗn hợp trong trứng có màu xanh xám hoặc vàng đậm đồng thời có mùi hôi. Trứng này được đánh giá là không thể ăn được nữa, nếu không nó sẽ gây ra ngộ độc thức ăn do vi khuẩn.

4. Quả trứng bị loãng lòng đỏ

Có nhiều lý do khiến cho quả trứng bị tan loãng lòng đỏ thành một hỗn hợp nhuyễn.

(1) Đó là trong quá trình vận chuyển, trứng bị rung lắc mạnh khiến màng lòng đỏ bị vỡ, do đó gây ra hiện tượng lỏng lòng đỏ mặc dù giá trị dinh dưỡng của những quả trứng này về cơ bản không thay đổi.

Trứng gà rất tốt nhưng có 7 loại trứng không nên ăn: Nhẹ thì đau bụng, nặng thì ngộ độc - Ảnh 1.

(2) Trong quá trình bảo quản trứng, sau khi protein được pha loãng, nước từ từ thấm vào lòng đỏ và phần lòng đỏ phồng lên sẽ phá vỡ màng lòng đỏ.

(3) Sau khi trứng lên men trong một thời gian, lòng đỏ cũng sẽ bị lỏng ra và loãng.

(4) Nếu trứng tiếp tục được lưu trữ quá lâu, vi khuẩn hoặc nấm mốc xâm nhập trứng qua lỗ thông khí của vỏ trứng, phá hủy cấu trúc protein và gây ra tình trạng lòng đỏ bị lỏng.

Chúng ta cần lưu ý, nếu lòng đỏ trứng bị lỏng tan ra do vận chuyển thì chúng ta có thể ăn ngay khi chưa có vi khuẩn xâm nhập, còn trứng khi đã bị vi khuẩn xâm nhập hoặc nấm mốc thì tốt nhất không nên ăn vì có thể mang lại rủi ro an toàn thực phẩm.

Phương pháp phán đoán về chất lượng cụ thể là: sau khi phát hiện ra lòng đỏ trứng bị lỏng và tan loãng ra cùng với lòng trắng, trước tiên hãy ngửi xem có mùi hay không, nếu không có mùi, người lớn có chức năng tiêu hóa bình thường sau khi nấu ở nhiệt độ cao có thể tiếp tục ăn, nên xào, nấu hoặc hấp sẽ có mùi vị rõ ràng hơn.

5. Trứng có phôi đã chết (trứng lộn đã chết)

Trứng gà lộn hay vịt lộn là loại trứng đã có phôi thai là những con gà/vịt con chưa trưởng thành trong vòng 14 đến 21 ngày kể từ khi ủ, do nhiệt độ và độ ẩm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng, đã ngừng phát triển phôi và chết trong vỏ trứng.

Theo phân tích của các cơ quan y tế, trứng có con thường có chứa E. coli, vi khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn, proteus, salmonella, ký sinh trùng, noãn của ký sinh trùng… Một số trứng lộn còn chứa các chất độc hại và có hại như hydro sunfua và amin. Nó rất dễ gây ra bệnh lỵ, sốt thương hàn, viêm gan và các bệnh khác, đặc biệt là chức năng tiêu hóa yếu của trẻ em.

Ăn loại trứng này có thể dễ dàng gây ngộ độc, dị ứng và thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Trứng gà rất tốt nhưng có 7 loại trứng không nên ăn: Nhẹ thì đau bụng, nặng thì ngộ độc - Ảnh 3.

6. Trứng bị mốc

Nếu trứng bị tiếp xúc với nước mưa hoặc hơi ẩm, lớp màng bảo vệ trên bề mặt vỏ trứng sẽ bị mất và vi khuẩn có thể xâm chiếm trứng và làm cho nó bị mốc lên. Trứng có đốm đen trên vỏ cũng không được khuyến khích tiêu thụ, đặc biệt là trẻ em và người già và những người có chức năng tiêu hóa yếu.

7. Trứng dị hình

Với sự gia tăng các chất ô nhiễm trong môi trường tự nhiên, các nguyên tố vi lượng trong động vật và thực vật sẽ tiếp tục tích tụ. Việc thường xuyên ăn động vật và thực vật bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chung của con người.

Nếu bề ngoài của trứng nhẵn và có những vết sưng nhỏ nhô ra, hãy mở vỏ trứng và bạn có thể thấy khối u protein kết tụ bên trong, nguyên nhân là do chất độc hại gây dị dạng quả trứng.

Nếu màu sắc của vỏ trứng không đồng đều, vỏ trứng tương đối thô và hình dạng của quả trứng quá dài hoặc quá tròn, nó có thể là một quả trứng từ một con gà không khỏe mạnh. Loại trứng này cũng không phù hợp để mua và tiêu thụ.

*Theo Health/TT

Trang bị những thông tin, kiến thức hữu ích - kịp thời để xây dựng lá chắn bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tại: https://lotus.vn/lachanviruscorona

Tải app Lotus để kiểm tra độ hiểu biết, nhận thông báo mới nhất và theo dõi các nguồn tin uy tín về dịch bệnh.

#LaChanVirusCorona #VirusCorona #Lotus #VCCorp

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên