Trung Quốc: Hết bong bóng chứng khoán là cơn sốt ... bã đậu nành
Trong khi việc kinh doanh mọi thứ từ những hợp đồng thép cho đến sợi cotton đều trì trệ do sự can thiệp và điều chỉnh của chính phủ Trung Quốc để làm xẹp bong bóng đầu cơ vào tháng Tư, khối lượng hợp đồng bã đậu nành được giao dịch vẫn đang tiếp tục tăng lên mạnh mẽ.
- 16-06-2016Trung Quốc chuyển sang bán tháo cổ phiếu Mỹ
- 15-06-2016Chứng khoán Trung Quốc lại đón tin buồn từ MSCI
- 15-06-2016Ngày tàn của Quảng Đông, Trung Quốc - một thời lẫy lừng là công xưởng của thế giới
Thông tin thời tiết khô ở Brazil và lũ lụt ở Argentina không chỉ mang đến cơ hội cho thương nhân buôn bã đậu nành (nguyên liệu cơ bản cho thức ăn gia súc) của Trung Quốc mua hàng để tích trữ mà các nhà đầu cơ cũng nhanh chân ký kết các hợp đồng trương lai cho mặt hàng này.
Trong khi việc kinh doanh mọi thứ từ những hợp đồng thép cho đến sợi cotton đều trì trệ do sự can thiệp và điều chỉnh của chính phủ Trung Quốc để làm xẹp bong bóng đầu cơ vào tháng Tư, khối lượng hợp đồng bã đậu nành được giao dịch vẫn đang tiếp tục tăng lên mạnh mẽ.
Khối lượng nguyên liệu (thức ăn) cơ bản cung cấp cho động vật được mua bán trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên trong một ngày còn nhiều hơn so với lượng tiêu thụ của nước Mỹ trong cả một năm và tất nhiên vượt xa khối lượng buôn bán trên Sàn giao dịch Chicago.
Theo Chỉ số hàng hoá Bloomberg, giá bán của nguyên liệu này tại Trung Quốc đã tăng gần 40% trong năm nay, trong khi hợp đồng tương lai của mặt hàng này tại Hoa Kỳ đã bắt đầu quay trở lại và được giao dịch nhiều hơn so với bất kỳ nguyên liệu thô nào khác.
Nguyên do được lý giải một phần là do thời tiết khô ở Brazil và lũ lụt ở Argentina đang đe dọa nguồn cung cấp đậu nành - nguyên liệu được nghiền ra để sản xuất dầu đậu nành và đồ ăn cho động vật.
Nhu cầu lớn trong khi nguồn cung gặp khó khăn đã khiến giá cả của mặt hàng này tăng cao đến không ngờ. Chính các thương nhân Trung Quốc đã rất ngạc nhiên bởi mức tăng giá cả và hiện đang có động thái mua vào để bổ sung nguồn dự trữ khi cạn kiệt.
"Những người nông dân và các thương nhân ở Trung Quốc trước đó đã khiến giá bã đậu nành dự trữ duy trì ở mức thấp do cầu yếu", Monica Tu, một nhà phân tích tại Thượng Hải cùng với chuyên gia về thị trường đậu nành tại Shanghai JC Intelligence Co nhận định. "Trong những tháng gần đây, họ đã bắt đầu thay đổi quan điểm của mình, mua hàng để vào kho nhằm nhận được lợi ích vững chắc trong tương lai."
Hợp đồng tương lai tăng mạnh
Trong thời kì cao điểm, lượng giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên có khi lên đến tổng cộng 8,4 triệu hợp đồng, tương đương với khoảng 42 triệu tấn. Đây là con số lớn hơn rất nhiều khi so với 162.000 hợp đồng, tương đương 15 triệu tấn trên Sàn giao dịch Chicago vào cùng một ngày.
Theo Trung tâm thông tin về bã đậu nành cho biết, Mỹ được dự báo sẽ tiêu thụ khoảng 30 triệu tấn thức ăn cơ bản cho động vật trong năm 2015-2016. Trong khi đó, Trung Quốc được dự báo sẽ sử dụng nhiều hơn 60 triệu tấn nguyên liệu này trong thời gian sắp tới.
Hợp đồng tương lai của hàng hoá này đang ở gần mức cao nhất trong gần hai năm trở lại đây. Trong tháng 9, các hợp đồng tương lai tăng 1,5% đạt mức 3.281 nhân dân tệ (NDT)/tấn vào thứ Tư cùng với tổng cộng 7.400.000 hợp đồng chuyển nhượng. Còn tại sàn Chicago, hợp đồng tương lai ở đây đã tăng 0,6%.
Giao dịch đang được thúc đẩy bởi lo ngại về nguồn cung và cầu, trái ngược với tình trạng đóng băng hàng hóa rộng lớn vào tháng Tư, phần lớn là do các nhà đầu cơ ngắn hạn ngày qua ngày đã bơm một khoản tiền trị giá tương đương 183 tỷ USD ra thị trường tương lai.
Sức nóng của thị trường này khiến người ta nhớ đến cơn sốt trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong năm ngoái, khi bong bóng vỡ khiến 5 nghìn tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường và buộc các sàn giao dịch phải nâng phí giao dịch cũng như quy định về tiền ký quỹ để hạn chế hiện tượng đầu cơ.
Bã đậu nành được sử dụng chủ yếu như một chất bổ sung protein trong thức ăn cho gia súc gồm lợn, gà, cừu cũng như trong nuôi trồng thủy sản. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tổng đàn lợn của Trung Quốc chiếm đến khoảng 60% số lượng của toàn thế giới và nước này cũng sản xuất khoảng 14% lượng thịt gà tiêu thụ trên toàn cầu.
Theo Shen Yijie, một nhà phân tích ở Công ty Yongan Futures, nhu cầu bã đậu nành cũng có thể tăng song song với giá thịt lợn của Trung Quốc.
Giá cả ở Trung Quốc đã tăng cao trong năm nay sau khi đàn gia súc của quốc gia này bị cắt giảm và nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi có thể tiếp tục tăng khi số lượng đàn gia súc được hồi phục.