TS. Lê Đăng Doanh: “Sự giàu có đang tập trung ở những trung tâm sáng tạo”
“Chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, đa cực. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Tập Cận Bình đang thực hiện giấc mơ Trung Hoa với tham vọng lập vùng kiểm soát không lưu tại Thái Bình Dương, các cường quốc thế giới và các nước khu vực đã lên tiếng phản đối… Thế giới thay đổi như thế, nhưng các thể chế quốc tế của Việt Nam và doanh nghiệp vẫn chưa thay đổi kịp”.
- 03-06-2016“Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang ở thế yếu”
- 30-05-2016Doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm thị trường “ngách” để cạnh tranh
- 18-05-2016Hội nhập TPP: Thách thức lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
-
Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
-
Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cấp cao nhận định như thế trong tọa đàm Các giải pháp về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập ngày 3/6/2016 tại TP.HCM
Theo ông Lê Đăng Doanh, sự giàu có đang tập trung ở những trung tâm sáng tạo chứ không phải ở những nơi có nhiều tài nguyên sáng tạo, chính phủ nên tôn trọng các ý kiến khác nhau và sự sáng tạo. Năm 2020, khách đến thế vận hội Nhật Bản sẽ được đón bằng các xe tự hành. Việc xe tự lái xuất hiện sẽ đe dọa lớn đến ngành kinh doanh taxi của các doanh nghiệp cũ. Những ai không để ý vào những nghiệp vụ mà 5 năm tới sẽ không còn nữa sẽ gánh chịu thất bại.
Kinh doanh ô tô và ngành kinh doanh xăng dầu cũng bị đe dọa khi thế giới dùng năng lượng mặt trời để chạy xe tự hành. Những mặt hàng về trí tuệ như xe máy, ô tô có thể sẽ bị tụt giảm nghiêm trọng. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nước… đã rất rẻ, đóng góp 83% sản lượng điện của nước Đức.
Đứng trước một thế giới biến động như vậy, chính phủ ra nghị quyết 22, hội nhập sâu với thế giới bằng sự hợp tác, liên kết và chia sẻ. Dự kiến 2018 Hiệp định quan hệ thương mại tư do châu Âu sẽ thực hiện. Ông Trương Đình Tuyển nhấn mạnh đừng nên đánh giá quá cao TPP mà đánh giá thấp Hiệp định thương mại tự do châu Âu, Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc…
Ông Lê Đăng Doanh cũng cảnh báo doanh nghiệp đừng quá dựa vào đồng Rup của Nga, vì nước Nga đang rất khó khăn, 80% GDP dựa vào dầu và khí, nếu quá dựa vào đồng Rup của Nga sẽ bị điêu đứng. Ông cũng cảnh báo các địa phương và chính phủ Việt Nam nếu không cải thiện môi trường kinh doanh thì rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ đi đầu tư ở nước khác: “Gạo Cỏ May không thể đăng ký được ở Việt Nam, phải đăng ký ở Singapore và nhập về Việt Nam. Sơn Kova khi đăng ký nhãn hiệu lại bị bắt phải có chữ Ô, nên công ty phải tìm sang Singapore và các nước khác để đăng ký nhãn hiệu”.
Nhiều doanh nghiệp mong cộng đồng ASEAN sớm thực hiện, vì nhiều doanh nghiệp hiện rất… ngán nguồn nhân lực của Việt Nam, chỉ muốn thuê nhân lực Philippines, Thái Lan: “Họ sẵn sàng làm hết việc mới ra về, chứ không như nhân viên Việt Nam, cứ làm việc theo kiểu hành chính, hết giờ là về chứ không phải hết việc. Đây là sức ép rất lành mạnh.
Việc tự do dịch chuyển nhân lực giữa các nước ASEAN sẽ tạo ra nguồn nhân lực mới rất tốt cho doanh nghiệp, tạo sức ép các cơ sở giáo dục phải làm tốt hơn. Chúng ta có thể đi các nơi để đăng ký kinh doanh, nhưng phải chú ý văn hóa các nước, như văn hóa đạo Hồi cấm ăn thịt heo chẳng hạn. Các doanh nghiệp Việt Nam ít chuẩn bị trước khi tìm thị trường mới, ít chịu đi gặp trực tiếp họ để hiểu về những khác biệt trong văn hóa”, ông Doanh chia sẻ.
Gạo của Việt Nam có sang ASEAN được không? Rất khó. Chúng ta đang xuất khẩu sang Philippines gạo dưới giá thành, vì chưa đăng ký nhãn hiệu, nhãn mác, các quy chuẩn chất lượng quốc tế về an toàn thực phẩm. Theo TS. Lê Đăng Doanh, chúng ta hoàn toàn có khả năng xuất khẩu các đặc sản của Việt Nam. Thị trường châu Âu sử dụng nước mắm Phú Quốc rất ngon lành, kể cá mắm tôm, chả cá Lã Vọng. Tuy nhiên, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang châu Âu liên tục bị trả về vì dư hàm lượng kháng sinh.
Đừng nghĩ là chỉ qua kiểm tra trong nước, phải làm sao để qua kiểm tra của các nước. Hiện Việt Nam đang có 'ông bồ' mới là Nhật Bản với thị trường rau tươi, trái cây tươi cung cấp cho Nhật Bản. Họ đang hăng hái nhập toàn bộ rau quả trái cây và hoa tươi đó của Việt Nam, đầu tư rất lớn vào Lâm Đồng, Sa Đéc, Củ Chi… Nhưng khả năng giải ngân còn chậm. Doanh nghiệp nên chú ý vào 'ông bồ' mới này”.
Về sở hữu trí tuệ chúng ta đã cam kết tất cả phần mềm máy tính đều phải mua bản quyền, đừng phóng theo mẫu tác quyền của nước nào đấy, nhất là ngành dược phẩm, thuốc thú y. Tất cả các chất mà chúng ta đang dùng để bảo quản kho lạnh hiện nay đều phá thủng tầng ozon, sắp tới sẽ phải thay thế hoàn toàn. Đây chỉ là những hưởng lợi… trên giấy! Về nộp thuế, ngân hàng thế giới đánh giá Việt Nam còn rất nhiều thủ tục phiền hà. Doanh nghiệp phải cùng hợp tác với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc để thay đổi môi trường kinh doanh này.
Muốn biến tất cả các cơ hội trên thành hiện thực, về phía Nhà nước, phải thay đổi rất nhiều về thể chế, cam kết và luật pháp. Nếu không các nước khác sẽ tẩy chay chúng ta, mọi đàm phán đều không tác dụng. Về phía doanh nghiệp, phải liên kết với nhau để có quy mô đủ mạnh mới hội nhập được. Việc cần làm nhất đề xuất khẩu trực tiếp với giá trị cao là đăng ký nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm, đầu tư về nguồn nhân lực. Hội nhập là những cơn sóng lớn, và doanh nghiệp là những con thuyền nhỏ, phải hợp tác để cùng nhau đi ra biển lớn
BizLIVE