TS. Nguyễn Đình Cung: Tôi chấm chất lượng tăng trưởng được khoảng 7 điểm!
Cách thức tăng trưởng đã có sự thay đổi khi không dựa vào khai khoáng hay mở rộng cung tiền tệ.
- 18-10-2018Tín hiệu tích cực về EVFTA từ chuyến thăm của Thủ tướng
- 11-10-2018Báo Anh: Châu Á “hụt hơi”, Việt Nam vẫn phăm phăm tăng trưởng
- 09-10-2018Động lực nào cho tăng trưởng 2019?
-
Người dân, DN đóng góp nguồn tài chính cho các quỹ ngoài ngân sách gần như không biết chi tiết việc sử dụng, chi tiêu các quỹ ra sao
Tính trên thang điểm 10, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng chất lượng tăng trưởng từ đầu năm đến nay đạt khoảng 7. Ông cũng nói rằng việc GDP 9 tháng cao nhất trong 8 năm trở lại đây là "không ngạc nhiên".
Quan điểm của ông Cung đưa ra dựa trên việc các chỉ số của nền kinh tế đang ở mức ổn định, và ngày càng thể hiện sự vững chắc. Môi trường kinh doanh cũng là một điểm sáng khi kết quả cải thiện đã rõ nét hơn. "Doanh nghiệp trong nước và các tổ chức quốc tế đều cảm nhận được điều này", ông Cung nói.
"Chúng ta đã đạt được kết quả tốt mà không nhờ vào yếu tố vụ việc, thay vào đó là các nhân tố nền tảng", Viện trưởng CIEM nhận xét.
Quá trình tái cơ cấu đã được diễn ra sau đó, trên nền tảng vững chắc hơn. Những tín hiệu khả quan đã được ghi nhận, ông Cung cho biết. Đơn cử như lĩnh vực nông nghiệp. So với các năm trước, nhóm ngành nông nghiệp đã có sự biến đổi cả về chất và lượng. Đặc biệt là sự thay đổi về lượng khi cơ cấu sản phẩm chuyển dịch, thể hiện rõ nét qua xuất khẩu nông sản.
Bên cạnh đó, tái cơ cấu DNNN cũng đã có sự thay đổi về cách thức quản lý của doanh nghiệp hay về cách thức đầu tư. "Mức nào đó cổ phần hoá, nhất là ở doanh nghiệp lớn đã được nhận thấy", ông Cung bình luận thêm.
Công nghiệp cũng có sự thay đổi rõ nét, thể hiện ở công nghiệp chế biến chế tạo. Dù rằng phần lớn đa phần trong lĩnh vực này do đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế nhưng Viện trưởng CIEM không phủ nhận đây là yếu tố thúc đẩy kinh tế Việt Nam.
"Cách thức tăng trưởng đã có sự thay đổi", ông Cung nói và nhận xét tăng trưởng nay đã không dựa vào khai khoáng hay mở rộng cung tiền tệ. Thay vào đó, nền kinh tế đang phát triển nhờ vào sự cải cách, năng suất lao động và đi về phía cung.
Trong 3 tháng còn lại, phía CIEM cho rằng diễn biến kinh tế có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố.
Thứ nhất là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc còn diễn biến khó lường, do còn phụ thuộc vào khả năng đàm phán thương mại và kết quả, nếu có, giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như độ nhất quán chính sách của Mỹ sau bầu cử giữa kỳ.
Thứ hai, thị trường tài chính thế giới nói chung và các thị trường mới nổi trở nên dễ bị tổn thương hơn trước xu hướng gia tăng bảo hộ và biến động của dòng vốn đầu tư.
Thứ ba, các nền kinh tế chủ chốt chưa công khai can thiệp trực tiếp vào chính sách tỷ giá. Thứ tư, tiến triển trong quá trình đàm phán/phê chuẩn một số hiệp định thương mại tự do mới có thể củng cố niềm tin cho nhà đầu tư ngoại và doanh nghiệp Việt.
Kinh tế Việt Nam, theo dự báo của CIEM, trong năm 2018 sẽ đạt mức 6,88%, cao hơn mục tiêu Chính phủ đã đề ra. Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 13,34%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 5,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,97%.