TS. Nguyễn Đình Cung: Trải qua 10 năm “8 không” trong chính sách vẫn còn và chưa khắc phục được bao nhiêu!
Đây là ý kiến của Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tại tọa đàm “Bảo đảm tính nhất quán trong tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp” diễn ra sáng 15/3.
- 13-03-2017Lượng kiều hối về Việt Nam có thể giảm vì chính sách nhập cư Mỹ
- 31-01-2017Năm 2017 Việt Nam sẽ có đề án chính sách cạnh tranh toàn diện
- 27-12-2016“Chính sách tốt trở thành bàn đỡ thu hút đầu tư vào đặc khu kinh tế”
-
Người dân, DN đóng góp nguồn tài chính cho các quỹ ngoài ngân sách gần như không biết chi tiết việc sử dụng, chi tiêu các quỹ ra sao
TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng các cơ quan quản lý Nhà nước đang giành phần thuận lợi về mình. Thay vì tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, các chính sách hiện nay đang được các bộ, ngành soạn thảo theo hướng dễ quản lý.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải đụng chạm đến rất nhiều quy định của các cơ quan. Dù doanh nghiệp chấp hành tốt luật này nhưng xét theo quy định khác lại chưa đúng. Theo ông Cung, đây là tính mâu thuẫn của chính sách. Điều đáng buồn là tình trạng này đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa được khắc phục.
Không chỉ những doanh nghiệp trong nước sợ tính mâu thuẫn của chính sách, các nhà đầu tư nước ngoài cũng lo ngại vấn đề này. Mới đây, Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính thông báo rằng nhà đầu tư nước ngoài đã dừng việc mua lại đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Lý do được đưa ra là chính sách ưu đãi của Nhà nước đã bị thay đổi so với lúc kêu gọi đầu tư.
Vì mâu thuẫn chính sách, doanh nghiệp phải tìm đến sự giúp đỡ của người thực thi. Vướng mắc pháp lý giờ nằm ở cán bộ, công chức. “Công chức tạo điều kiện giải quyết cho doanh nghiệp thì cũng xong, mà bắt doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy trình thì vẫn được” – ông Nguyễn Đình Cung cho hay.
Cần loại bỏ những cài cắm trong chính sách
Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nêu rõ, chính sách phải chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, Nhà nước cần phân định thành các luồng đối với lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Trong đó, doanh nghiệp thuộc luồng "đỏ" cần đưa vào diện giám sát, quy trách nhiệm và quản lý chặt. Đối với luồng “xanh” và “vàng” thì không cần hậu kiểm hoặc đối chiếu kiểm tra bất thường. Nếu thực hiện được điều này, những cài cắm để bộ ngành sẽ quản lý sẽ tự khắc bị loại bỏ.
Dù được ghi trong Nghị quyết, song quá trình thực hiện đang rất chậm chạp. Trải qua 10 năm những “8 không” trong chính sách vẫn còn và chưa khắc phục được bao nhiêu.
"Từ 10 năm trước, tôi đã tổng kết được "8 không" trong hệ thống pháp luật Việt Nam: "không rõ ràng", "không cụ thể", "không minh bạch", "không hợp lý", "không ổn định", "không tiên liệu trước", "không hiệu quả", "không hiệu lực". Đến nay, "8 không" vẫn còn và vẫn là những điểm nhà đầu tư lo ngại nhất”, ông Cung nói.
Theo ông Cung, người đứng đầu cơ quan quản lý phải nhạy cảm và tiên liệu trước những cài cắm trong chính sách. Khi đặt bút ký phê duyệt, Bộ trưởng và lãnh đạo tỉnh phải tỉnh táo để loại bỏ những vướng mắc do lợi ích của một nhóm người đưa ra dự thảo. Đây thực sự là điều khó, nhưng cần phải làm.
“Thực tế, dù bỏ đi 1 rào cản, nhưng sau đó lại sinh ra 2 thứ cản trở, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Và khi có càng nhiều rào cản thì càng giải quyết khó", ông Cung nói.