TS Trần Du Lịch: Việc có nhiều người giàu lên nhờ bất động sản cũng là quy luật
Trao đổi với chúng tôi về việc đánh giá những người siêu giàu Việt Nam phất lên nhờ bất động sản, chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch cho rằng: "Đây là thực tế, bởi lẽ Việt Nam là một nước nông nghiệp phát triển nhờ tài nguyên". Chuyên gia này cũng bổ sung: "Chúng ta chỉ phê phán những người làm ăn phi pháp".
- 06-03-2017Tỷ phú bất động sản Việt: Khi siêu nhân bị ghét bỏ!
- 05-03-2017Chuyện doanh nghiệp ôtô Nhật “làm mình, làm mẩy”: Làm không hiệu quả, sao còn đòi thêm ưu đãi?
- 05-03-2017Thuế nhập khẩu ô tô về 0%, doanh nghiệp nội chịu nhiều sức ép
- 05-03-2017Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 11 doanh nghiệp
-
Trên tổng thể, thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn và cần những quyết sách nhanh, mạnh để ổn định thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp
-
Thương hiệu Việt, hàng Việt muốn đứng vững được trên thị trường thế giới trước hết phải đứng được trong niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam.
Sàn chứng khoán Việt Nam tính đến ngày 7/3 ghi nhận 7/10 người giàu nhất xuất thân từ ngành bất động sản. Điều này phản ánh điều gì?
Thứ nhất, tỷ phú mà người ta nói đến ở đây là tỷ phú trên sàn chứng khoán mà chưa nói đến những tỷ phú mà công ty họ không lên sàn. Nhiều doanh nghiệp trong ngành khác cũng rất lớn nhưng họ chưa niêm yết hay đăng ký giao dịch, thành ra không thể nào nói rằng con số top 10 người giàu do ngành bất động sản chiếm đại đa số được.
Thứ hai, việc đánh giá giàu hơn, nghèo hơn dựa trên số lượng cổ phiếu nắm giữ là không chính xác, không phản ánh thực tế là người đó giàu thật hay không giàu thật. Số cổ phiếu đó không thể chuyển thành tiền được khi họ cần – ý của tôi là tính thanh khoản của cổ phiếu. Anh nắm giữ chừng đó cổ phiếu, tính theo thị giá, anh là tỷ phú, nhưng khi anh không còn nắm giữ nó nữa mà bán ra thị trường, giá cổ phiếu lập tức giảm, số tiền thu về chắc chắn không còn như tính toán ban đầu. Giá đó chỉ có khi anh đang cầm nó thôi.
Quan điểm của tôi là cách nhìn nhận tỷ phú dựa trên số cổ phiếu trên sàn chưa có đúng. Chúng ta cũng chưa phản ánh/đánh giá được những người giàu có khác ở các ngành khác. Tôi cũng cho rằng không nên quá lăng - xê hay nêu tên những người này thường xuyên, nó sẽ tạo tâm lý không tốt.
Còn nói riêng về vấn đề nhiều người giàu phất lên nhờ đất, tôi khẳng định là đúng, đúng với Việt Nam trong vài chục năm trở lại đây, đặc biệt từ 10 – 20 năm nay. Đất chỉ là một phần, ngoài ra, còn là hầm mỏ, thuỷ điện, rừng... nghĩa là một nhóm giàu nhờ tài nguyên.
Đây là thực tế, bởi lẽ Việt Nam là một nước nông nghiệp phát triển nhờ tài nguyên, do đó, việc có những người giàu thông qua những điều này cũng là quy luật thôi. Giai đoạn sau này mới dần dần có những người giàu đi lên từ tài năng, còn nhìn lại, cả đất nước, con người Việt Nam thoát nghèo từ tài nguyên mà.
Tới giai đoạn sau này dần dần nó mới lên từ tài năng, con người, còn cả đất nước con người Việt Nam thoát nghèo từ tài nguyên mà.
Vậy điều này là tốt hay xấu?
Tôi không đặt vấn đề là tốt hay xấu. Ngay hiện nay, chúng ta cũng chỉ đánh giá bề nổi của những người đang “trên sàn”, chưa đánh giá hết được toàn bộ. Ý tôi là như vậy. Cách đánh giá của ta đã lệch lạc, từ đó lại nói tốt hay xấu là không nên.
Quan điểm của tôi là giàu mà làm ăn chân chính thì lĩnh vực nào cũng đáng hoanh nghênh cả. Không nên đối kỵ cái nọ cái kia. Chúng ta chỉ phê phán những người làm ăn phi pháp.
Nhưng đại đa số người dân đều cho biết một nỗi nghi ngờ nhất định đối với những người giàu lên nhờ đất. Ví dụ như gần đây nổi lên câu chuyện những mảnh đất “vàng” bị “bán rẻ bèo”, những đặc quyền, những nhóm lợi ích... chẳng hạn?
Để đánh giá về chính sách, cơ chế, chúng ta cần có những bằng chứng cụ thể, xác tín chứ không thể đánh giá một cách chụp mũ hay cào nằng được. Cái nào sai phạm thì xử lý theo sai phạm. Tôi không bao che hay bảo vệ ông nào, nhưng cái gì sai thì mình lên án, đúng thì phải ủng hộ.
Trên thực tế, nếu không có những người làm bất động sản như thế thì làm sao bộ mặt đô thị thay đổi, không có Phú Mỹ Hưng làm sao diện mạo TP HCM biến chuyển. Khi họ thay đổi cả đô thị chúng ta lại ngồi đó phê phán thì làm sao được. Bao nhiêu vùng đất hoang hoá từ bờ biển, bờ hoang được biến thành khu du lịch cấp cao, từ những đầm lầy biến thành những khu đô thị... Phải khuyến khích họ, bởi lẽ để đổi thay, cần những người mạo hiểm. Do đó, nhất quyết không nên cào bằng ra rồi phê phán.
Xin cảm ơn ông!