MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS. Võ Trí Thành: Nếu nhìn vào ba tiêu chí này, thử hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp Việt thực sự lớn?

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh: "Muốn phát triển mạnh thì phải xây nhà từ móng. Về dài hạn, muốn có doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh thì không thể xây nhà từ nóc!".

Tại buổi tọa đàm "Làm thế nào để có thương hiệu mạnh" diễn ra sáng nay, TS. Võ Trí Thành chia sẻ: "Đến với buổi tọa đàm này, anh Tuấn (ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư) giao cho viết một bài không quá 6 trang, làm gì để doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh? Quá khó!".

Ông Thành cho rằng, với sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp Việt, và đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân là chính là đại diện của chúng ta. Trong sự phát triển của chúng ta mà chính chúng ta lại không phải quan trọng nhất là rất có vấn đề. 

Nhìn về dài hạn, đất nước phát triển phải dựa vào doanh nghiệp Việt. 5 năm vừa qua, doanh nghiệp Việt đã làm thay đổi cách nhìn của xã hội theo một chiều hướng tích cực, ví dụ như nhìn vào Vingroup, Vinamilk, Viettel, Techcombank,... Các doanh nghiệp cũng chuyển sang làm thương mại dịch vụ chất lượng cao và công nghệ, làm được những công trình phức tương đối phức tạp lớn, và đầu tư cho R&D. 

Tuy nhiên, ông Thành cho biết ông vẫn còn "lăn tăn" về xã hội, vì cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp lớn thì tốc độ tăng người siêu giàu của Việt Nam cũng là nhanh nhất thế giới: "Tôi nghĩ rằng xã hội nhìn vào những vấn đề này còn "lăn tăn" ở sự quang minh chính trực, điểm thứ hai là chúng ta giàu lên vẫn còn dựa vào tài nguyên sẵn có, đó chưa phải là xu thế của thế giới, và thứ ba là khoảng cách giàu nghèo".

TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh: "Muốn phát triển mạnh thì phải xây nhà từ móng. Về dài hạn, muốn có doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh thì không thể xây nhà từ nóc! Mà xây nhà từ móng, ngoài việc xây dựng SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ), là startup - gắn với câu chuyện sáng tạo, gắn với công nghệ thì phải tạo dựng lại "cột kèo", tức là các tập đoàn lớn. 

Tôi nói tạo dựng lại cột kèo vì Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp lớn, nhưng còn rất xa với lớn mạnh. Nếu nhìn vào VN500 của Việt Nam, số lao động, vốn cũng "oai" phết! Nhưng để nói là lớn mạnh, có ba việc, nếu nhìn vào ba việc này, thử hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp Việt thực sự lớn?".

Thứ nhất, ông Thành cho rằng, một doanh nghiệp có lớn hay không cần phải nhìn vào R&D và sáng tạo. Cho đến Vinamilk - thương hiệu có giá trị lớn nhất Việt Nam cũng chủ yếu mới chỉ làm chủ công nghệ, chứ chưa sáng tạo được công nghệ. Nếu nói đến sáng tạo công nghệ, hiện nay chỉ có Viettel, FPT gần như làm được điều đó. 

Thứ hai, một thương hiệu lớn mạnh cần phải là thương hiệu toàn cầu. Ông Thành đặt câu hỏi, thương hiệu nào ở Việt Nam đúng nghĩa đã là toàn cầu? 

Thứ ba là kết nối và phân phối. Một doanh nghiệp lớn mạnh cần phải làm chủ được kênh phân phối vì đó là tương tác gắn với trải nghiệm khách hàng, đồng thời phải kết nối với nhiều doanh nghiệp khác. 

TS. Võ Trí Thành cho rằng, doanh nghiệp lớn và to thì cực kỳ cần, nhưng phải tránh độc quyền. Cạnh tranh vẫn phải là số một, qua cạnh tranh thì mới có tiến bộ. Hỗ trợ người thắng cuộc chứ không phải là tạo ra người thắng cuộc.

Hoàng An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên