Tuổi 35 - Những người trung niên dần bị ruồng bỏ nơi công sở: Xin đừng quá tự tin, nếu không thay đổi bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải
Chốn công sở, chúng ta vẫn thường nghe thấy những cụm từ kinh điển như "nguy cơ tuổi trung niên", "hiện tượng tuổi 35"… văng vẳng bên tai. Đối với nhiều người mà nói, tuổi 35 thực sự đáng sợ. Bởi đó là độ tuổi đang dần bị môi trường làm việc ruồng bỏ và đào thải.
- 17-04-2019Bạn làm công ăn lương chứ không phải "nô lệ" của sếp: Đừng biến mình thành thiêu thân nơi công sở và bỏ túi ngay bí kíp để trụ lại lâu dài này!
- 08-04-2019Dân công sở ngủ mọi lúc, mọi nơi, người Nhật làm việc điên cuồng đến thế nào?
- 21-03-2019Có công việc tốt là có hạnh phúc, vậy tại sao chốn công sở lại là “địa ngục” cảm xúc của nhiều người?
01
Tại sao những người trung niên tuổi 35 lại bị ruồng bỏ?
Đầu tiên, xét về mặt thể lực: Những người trung niên hơn 35 tuổi, đại đa số đều bị bóp nghẹt nhiều năm tại nơi làm việc. Thể lực không còn được cường tráng, khỏe mạnh như những người trẻ khác.
Thứ hai, xét về mặt tinh thần: Những người trong độ tuổi này, hầu hết đều đã lập gia đình. Điều này đồng nghĩa với rất nhiều nỗi lo, gánh nặng trên vai. Tan ca chỉ nghĩ đến việc về nhà, chăm lo cho con cái. Công việc chỉ còn là một phần trong cuộc sống.
Ngược lại những người trẻ nhiệt huyết, vừa mới ra trường hoặc những người chưa đến tuổi 30 cuộc sống của họ đều là công việc. Họ dốc toàn bộ tâm huyết và sực lực để theo đuổi ước mơ.
Thứ ba, xét về mặt tiềm lực: Rất nhiều công ty thà tăng lương cho người mới cũng không tăng lương cho người cũ. Bởi tiềm lực có thể khai thác từ những người mới, người trẻ tuổi lớn hơn rất nhiều. Còn giá trị của những người trung niên đang ngày càng mai một, họ chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm.
Ưu thế lớn nhất của những người trung niên có lẽ là kinh nghiệm, mối quan hệ và nguồn tài nguyên.
Nhưng điều đáng ngại là rất nhiều người đã làm cả chục năm những chỉ tích lũy được môt hai năm kinh nghiệm làm việc. Rồi dùng một vài năm kinh nghiệm đó để làm việc cả đời. Không gian thăng tiến và trưởng thành nhỏ đến mức hoàn toàn có thể bỏ qua. Mối quan hệ và nguồn tài nguyên lại càng ít đến mức đáng thương.
Ở độ tuổi này nếu muốn tìm công việc mới, trừ khi bạn có thể mang khách hàng và nguồn tài nguyên tới công ty mới, cho họ thấy được lợi ích thực tế nếu không sẽ rất khó tìm được công việc vừa ý.
Còn một điểm cuối cùng nữa là khả năng nắm bắt. Ở lâu trong chốn công sở hoặc ít hoặc nhiều bị tiêm nhiễm một số tập tính của người cũ, không còn được ngoan ngoãn nghe lời như những người trẻ tuổi.
Khi công ty vẽ ra một chiếc bánh ngọt lớn những người trẻ tuổi nhiệt huyết sôi sục sẽ dốc lòng dốc sức để làm. Còn những người trung niên đã công tác nhiều năm lại thầm nghĩ trong lòng rằng: "lại lừa nhau rồi, công ty nào cũng vậy cả".
Hơn nữa, họ còn sẽ chia sẻ những kinh nghiệm công sở này cho những người trẻ tuổi khiến tinh thần chiến đấu của tập thể công ty giảm sút.
Tuổi trung niên nhảy việc thực sự rất bối rối, bởi có rất nhiều điều hạn chế và bó buộc.
02
5 việc quan trọng cần phải làm trước tuổi 35
1, Đừng sống vất vưởng qua ngày, hãy học lấy một vài kỹ năng để phòng thân
Tôi luôn tin tưởng vào câu nói: sống vất vưởng, sớm muộn gì cũng phải trả giá. Tuổi trẻ mà sống hoài sống uổng, kết cục thường rất thê thảm.
Hơn 30 tuổi mà mức lương cũng chỉ sàn sàn như sinh viên mới tốt nghiệp. Chứng tỏ gần chục năm qua bạn chẳng phấn đấu gì. Cũng không khó để hình dung năng lực, kinh nghiệm và mối quan hệ, những thứ sau này sẽ trở thành nguồn vốn của bạn hạn chế và thiếu sót đến mức nào.
Bởi vậy, nhân lúc còn trẻ nhất định phải phấn đấu nâng cao năng lực bản thân. Xây dựng những mối quan hệ xã giao có giá trị. Bắt buộc phải có lấy một vài kỹ năng cần thiết để sau này dù xuất hiện biến cố, bạn vẫn còn đường lui và những hướng đi khác.
2, Đọc sách, đọc nhiều những cuốn sách có giá trị thực tiễn
Tầm quan trọng của việc đọc sách có lẽ không còn ai xa lạ. Dù ở giai đoạn nào của cuộc đời, chúng ta luôn phải duy trì thói quen đọc sách. Tuy nhiên đọc sách cũng cần phải có sự chọn lọc, không nên tùy tiện.
Đọc những cuốn sách có nội dung khích lệ tinh thần nhưng không nên đọc quá nhiều. Đọc những cuốn sách này không phải là để mô phỏng hay bắt chước kỳ tích thành công của người khác. Mà là để duy trì hy vọng và có động lực để tiếp tục cố gắng phấn đấu.
Nên đọc nhiều những cuốn sách có giá trị thực tiễn. Ví dụ như những cuốn sách có nội dung liên quan đến kiến thức chuyên môn, những cuốn sách về đối nhân xử thế… Bởi chúng đều sẽ có lợi trong việc nâng cao năng lực bản thân hoặc trở thành nguồn tài nguyên xã giao sau này của bạn.
3, Vận động không vì vóc dáng đẹp chỉ vì sức khỏe
Sức khỏe của người trưởng thành giống như một viên bi trôi dốc. Do vậy, vận động, rèn luyện sức khỏe để viên bi ấy có thể lăn chậm hơn trên con dốc hủy diệt.
Tuổi trẻ tài cao bạn có thể làm việc bạt mạng nhưng đừng quên vận động, luyện tập thể thao. Không phải vì vóc dáng đẹp mà là vì sức khỏe, vì nửa đời sau bạn có đủ thể lực để sống tốt hơn.
Ngoài ra, vận động còn vì một lý do thực tế hơn cả đó là tiết kiệm tiền, ít phải đi bệnh viện hơn. Bởi cái giường đắt nhất trên đời này không phải là giường bằng vàng, bằng bạc mà là cái "giường bệnh".
4, Học cách là người thiết kế chủ đạo công việc
Trong công việc chúng ta luôn phải tỉnh táo và cảnh giác. Trong đó có một điều hết sức quan trọng đó là không nên bị động chờ đợi người khác sắp xếp công việc cho mình. Thay vào đó chúng ta phải cố gắng nắm giữ tiết tấu công việc của mình. Để người khác phối hợp với bạn chứ không phải chỉ đạo công việc của bạn.
Trong quá trình triển khai công việc, hãy xem xét một số điểm sau:
- Nguồn tài nguyên: Bạn cần phải làm rõ năng lực và đặc trưng của bản thân. Dự định sẽ hoàn thành bao nhiêu phần công việc và trong thời gian bao lâu.
- Thứ tự: Thiết kế và sắp xếp thứ tự công việc hợp lý. Việc hôm nay chớ để ngày mai. Ưu tiên những nội dung công việc gấp cần phải xử lý ngay.
- Mượn thế mượn lực: Không phải việc gì cũng phải đích thân hoàn thành. Nếu có thể hãy tìm những người nhanh nhẹn giúp bạn hoàn thành một số nội dung công việc.
5, Kiếm tiền, tích lũy tiền vốn và đầu tư
Tuổi trẻ sức dài vai rộng, cố gắng kiếm thật nhiều tiền không có gì là xấu. Nếu ở một công ty nào đó mà bạn vừa không học được gì, vừa không kiếm được nhiều tiền lại vừa không thể tích lũy được nguồn tài nguyên, mối quan hệ. Vậy thì khuyên bạn đừng lưu luyến. Hãy dứt khoát ra đi.
Trước tuổi 35, tốt nhất nên cố gắng tích lũy nhiều tiền vốn nhất có thể. Nhằm đối phó với mọi biến cố trong tương lai. Ngoài ra cũng nên học cách đầu tư, đừng để tiền của bạn sống nhởn nhơ và nhàn rỗi.
Tuyệt đối không được lười biếng, trong điều kiện cho phép hãy tiếp xúc với nhiều sự vật, sự việc mới mẻ nhất có thể. Hãy là một người trẻ đa di năng, vừa có thể kiếm được nhiều tiền vừa có thể tìm kiếm những lối đi mới. Để mỗi bước đi của bạn ngày hôm nay đều mang những ý nghĩa sâu sắc nhất.
Tuổi 35 không phải là xuất phát điểm trong cuộc đời, càng không phải là đích đến. Mặc dù "trời sinh voi ắt sinh cỏ", nhưng hy vọng mỗi chúng ta khi còn trẻ hãy có sự chuẩn bị nhiều hơn, đừng đợi đến khi gặp phải biến cố rồi mới đau khổ khóc ròng.
Mọi cố gắng phấn đấu không bao giờ là vô nghĩa cả. Hy vọng, khi đến tuổi trung niên, cuộc đời của chúng ta vẫn được kiểm soát trong tầm tay.
03
Bạn chưa đến tuổi trung niên, mà nguy cơ tuổi trung niên đã xuất hiện.
Cùng với sự tăng trưởng dần đều về tuổi tác, một loạt các vấn đề và nguy cơ hôn nhân, sự nghiệp, gia đình… đồng loạt xuất hiện. Chúng ta phải đối mặt với một loạt các vấn đề khó khăn và áp lực lớn. Khiến chúng ta vội vàng, nóng nảy, ủ rũ, lo lắng và sợ hãi…
Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc bỗng chốc trở nên nhàm chán, không hài lòng, thậm chí bắt đầu nghi ngờ chính mình. Vấn đề bây giờ là bạn chưa đến tuổi trung niên mà nguy cơ tuổi trung niên đã xuất hiện. Vốn đang độ tuổi phấn đấu mà lại đầy lo lắng và nghi hoặc.
Tại sai lại lo lắng và nghi hoặc? Là bởi không biết đường đi nước bước ở đâu? Không biết mục tiêu và định vị bản thân là gì? Giống như một con tàu không có la bàn bị mất phương hướng giữa biển khơi. Cố gắng vùng vẫy nhưng không thể tìm được lối thoát. Những người có mục tiêu rõ ràng, họ luôn chiến thắng ngay từ khi bắt đầu.
Làm thế nào mới có thể trở nên tốt hơn? Bạn cần phải suy xét những vấn đề dưới đây. Ghi lại kết quả và sổ tay của bạn. Đọc đi đọc lại mỗi ngày và đề ra hành động thực tế.
1, Tương lai của bạn như thế nào?
Đầu tiên hãy tự hỏi mình: thế nào là một cuộc sống tốt đẹp? Bạn hy vọng cuộc sống của mình như thế nào? Thu nhập vài chục triệu mỗi tháng, có nhà có xe? Hay cầm kỳ thi họa gì giỏi ăn giỏi nói?
Hãy vẽ cho mình một tấm bản đồ xanh rõ ràng. Nếu như đến cuộc sống mà bạn mong muốn cũng không được sáng tỏ, vậy thì mục tiêu phấn đấu của bạn ở đâu?
2, Nhanh chóng tìm ra định vị cho chính mình
Rất nhiều người bận rộn sống cả đời, đến mình muốn gì cũng không rõ, sống một cách dè chừng. Hôm nay muốn làm nghệ sỹ, ngày mai muốn làm nhà thiết kế, ngày kia lại muốn làm kỹ sư…
Trong thế giới mê cung rộng lớn này luôn đầy rẫy những cạm bẫy và mê hoặc. Chưa học xong cái này đã từ bỏ đi làm cái nọ, rồi lại từ bỏ… lặp đi lặp lại như một vòng tròn luẩn quẩn và cuối cùng không có được gì trong tay.
Con người sống ở đời, dục vọng vô cùng vô tận, chúng ta không thể thực hiện và hoàn thành hết mọi thứ. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Do vậy, chúng ta cần phải biết buông bỏ, làm những việc có liên quan tới mục tiêu định vị của mình.
3, Hãy hành động ngay từ bây giờ, quyết không trì hoãn
Trên thế giới này có 3 kiểu người: một là những người không cam chịu tầm thường quyết tâm vươn lên; Hai là những người muốn sống cả đời tầm thường; Ba là những người sống trong dằn vặt, không cam chịu tầm thường những lại lười biếng không muốn hành động. Kiểu người này thường mông lung giữa hiện tại và tương lai, mơ hồ giữa làm và không làm, uổng phí rất nhiều thời gian.
Đừng bao giờ lựa chọn yên ổn trong giai đoạn tuổi tác phấn đấu. Có câu nói rằng: "Nếu bạn yếu đuối, tuổi tác sẽ giống như một con dao sắc nhọn, giết chết bạn trong vô hình. Nếu bạn mạnh mẽ, tuổi tác giống như một con dao thẩm mỹ, giúp bạn gọt giũa xây dựng hình tượng cuộc đời hoàn hảo."
Tâm thái khác nhau sẽ có những nhận thức khác nhau về cuộc đời, tạo dựng nên những mảnh đời và số phận khác nhau. Dù ở bất cứ độ tuổi nào, tôi mong rằng bạn sẽ không bao giờ quên hai chữ "PHẤN ĐẤU". Sống ở hiện tại, sống cả ở tương lai. Cố gắng phấn đấu ở hiện tại vì một tương lai không bỡ ngỡ bạn nhé.
Trí thức trẻ