Tương lai không dầu mỏ của Ả Rập: Tầm nhìn hay ảo tưởng?
Vị hoàng tử trẻ tuổi đầy nhiệt huyết của Ả Rập Xê Út khó có thể thực hiện được những lời hứa hẹn của mình.
- 02-05-2016Dầu rớt giá, công ty Saudi Arabia đuổi 50.000 nhân viên nước ngoài
- 28-04-2016Những thách thức về kỷ nguyên hậu dầu mỏ của Arab Saudi
- 26-04-2016Saudi Arabia đặt mục tiêu "sống" không cần dầu mỏ
Nếu ai đó cần xác nhận lại xem Phó Vương Muhammad bin Salman của Ả Rập Xê Út có phải là một người nóng vội hay không, thì lời giải đáp cho câu hỏi của họ đã có vào ngày 25/4.
Vị hoàng tử 30 tuổi này đã đưa ra hàng loạt cam kết về việc chấm dứt hoàn toàn tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ của Ả Rập trước năm 2030. Những cam kết này cho thấy tham vọng đáng khen ngợi của vị hoàng tử trẻ từ một đất nước bảo thủ như Ả Rập.
Muhammad cũng khẳng định Ả Rập có thể vượt qua tình trạng “phụ thuộc vào dầu mỏ” vào năm 2020, tức là chỉ trong vòng bốn năm. Đây là tuyên bố cuối cùng trong chuỗi tuyên bố đầy lạc quan giữa những nhà hoạch định chính sách trẻ tuổi của tòa án hoàng gia. Điều cần nhất bây giờ là một lời giải thích hợp lý về cách thức biến những hứa hẹn trên thành sự thật.
Báo chí nước này cho biết người dân Ả Rập Xê Út, đặc biệt là phụ nữ, vô cùng mong chờ những tuyên bố này sẽ trở thành hiện thực. Đại ý của những tuyên bố trên cũng đã được vạch ra sẵn, bao gồm: thả nổi một lượng cổ phiếu nhỏ của công ty Saudi Aramco – công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, thành lập quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới nhằm đầu tư vào một loạt các loại tài sản, tạo ra nhiều việc làm cho phụ nữ và những ngành công nghiệp phi dầu mỏ năng động như khai khoáng và vũ khí quân sự…
Mục tiêu nâng tỉ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động từ 22% lên 30% trong vòng 15 năm của Muhammad chính là sự chống đối mạnh mẽ với chủ nghĩa Wahhabi. Tuy nhiên, về phía tín nhiệm chính phủ, Hoàng tử Muhammad đã không còn đường lui. Nhiều người hi vọng vào lời hứa hẹn rằng phụ nữ sẽ được phép lái xe, đặc biệt là trong viễn cảnh tất cả phụ nữ đều có việc làm. Tuy nhiên, tuyên bố này vẫn chưa được thực hiện.
Muhammad hi vọng rằng khi bán ra 5% cổ phần của Aramco, công ty này có thể thu về ít nhất 2 nghìn tỉ USD, đồng thời Muhammad cũng hứa sẽ biến công ty này thành “một tập đoàn công nghiệp toàn cầu”.
Quỹ đầu tư quốc gia hay quỹ đầu tư công sẽ nắm quyền sở hữu công ty này. Hoạt động kinh doanh của công ty cũng như các tài sản khác trị giá 3 triệu USD, góp phần tạo ra nguồn thu nhập đáng kể từ đầu tư vào các ngành công nghiệp phi dầu mỏ.
Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ do công ty mẹ của Aramco tiến hành dưới sự giám sát của các nhà phân tích và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trước đó, cần thành lập một ban bỏ phiếu. Những ngành công nghiệp khác bao gồm quốc phòng và năng lượng tái tạo sẽ được ưu tiên phát triển.
Với nguồn ngân sách cho quân đội lớn thứ 3 thế giới, Ả Rập chỉ cần dành 2% ngân sách để mua vũ khí. Mục tiêu của quốc gia này là dành hơn một nửa ngân sách cho vũ khí sản xuất trong nước vào năm 2030.
Để đạt được những mục tiêu táo bạo trên, Ả Rập cần phải mở cửa cho hoạt động thương mại, đầu tư, chào đón du khác nước ngoài và các điều luật hành xử quốc tế như luật pháp phi tôn giáo và minh bạch hơn. Đây vốn dĩ là điều cấm kị đối với các giáo sĩ cực đoan luôn tìm cách né tránh thế giới bên ngoài trong hàng thập kỷ.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn phải đối mặt với nguy cơ bất ổn địa chính trị đến từ tình trạng căng thẳng với Iran, đặc biệt là sau khi Hoàng tử Muhammad phát động chiến tranh ủy nhiệm tại nước láng giềngYemen. Tuy nhiên, vị hoàng tử này đã tiến hành một bước đúng đắn khi đưa ra tuyên bố phát hành “thẻ xanh” – giấy cư trú vĩnh viễn cho người nước ngoài.
Một rào cản khác khi thực hiện những tuyên bố trên là sự trì trệ của một xã hội chỉ biết trông chờ vào dầu mỏ để làm giàu. Trong nhiều năm, người dân Ả Rập luôn thờ ơ trước những nỗ lực chấm dứt tình trạng nghiện dầu của quốc gia này. Một bình luận viên người Ả Rập cho biết “việc này giống như khi một người cha bảo cậu con trai 40 tuổi của mình phải ra ngoài và kiếm việc”.
Tại một đất nước trước đây luôn do người cao tuổi cai trị, sức trẻ của Hoàng tử Muhammad dễ dàng cổ động thế hệ trẻ; đồng thời, truyền thông cũng dành nhiều ưu ái hơn cho vị hoàng tử này. Tuy nhiên, với doanh thu dầu mỏ thấp và tỉ lệ thất nghiệp đạt 11,6%, người dân Ả Rập sẽ sớm phải tỉnh mộng.
Đó là lý do vì sao cần phải chỉ ra những lo ngại chính khi tiến hành cải cách, nhất là khi Hoàng tử Muhammed chuẩn bị tiết lộ Kế hoạch Cải tổ Quốc gia nhằm bổ sung cho quan điểm của mình vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
Vậy làm cách nào để doanh thu ngoài dầu mỏ của chính phủ tăng gấp 6 lần từ 43,5 tỉ USD ở thời điểm hiện tại lên gần 267 tỉ USD trước năm 2030? Doanh nghiệp nhà nước nào sẽ được cổ phần hóa để nâng mức đóng góp vào GDP của khu vực tư nhân từ 40% lên 65% trước năm 2030? Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu giá dầu giảm xuống dưới 30 USD một thùng – mức giá mà Hoàng tử Muhammad dự đoán khi lên kế hoạch cải cách?
Muhammad khẳng định đã hoàn toàn chắc chắn với kế hoạch của mình. “Đây không phải là một giấc mơ, đây là thực tế mà Ả Rập sẽ có được nếu Chúa phù hộ”. Ả Rập Xê Út đã cam kết trong nhiều thập kỉ tới sẽ đa dạng hóa nền kinh tế để tránh phụ thuộc vào dầu mỏ; vị hoàng tử trẻ tuổi cần chứng minh rằng cam kết lần này là khác biệt.