“Uber đến rồi đi nhưng chúng ta chưa tìm ra cách quản lý”
Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho hay, tính thích nghi và phản ứng nhanh của hệ thống chính sách rất chậm. Uber đến rồi đi, vẫn chưa tìm ra cách thức quản lý hiệu quả.
- 24-04-2018Grab báo cáo Bộ Giao thông Vận tải sau một tháng thâu tóm Uber
- 22-04-2018Thương vụ Grab “thâu tóm” Uber: “Đấu trường sinh tử” của ông lớn taxi Việt
- 19-04-2018Cục thuế TP HCM cảnh báo Grab về 53,3 tỉ nợ thuế của Uber
Cải cách thể chế còn chậm
"Có thể thấy, Đảng và Chính Phủ đã nỗ lực triển khai, tuy nhiên, cải các thể chế có tiến triển nhưng chậm, dẫn đến tình trạng trên nóng, dưới lạnh. Do đó, trọng tâm vấn đề hiện nay là sự chuyển động cả hệ thống, thay vì chỉ người lãnh đạo", ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT) nói tại hội thảo “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020”, ngày 15/5.
Đây là chuyển động của toàn bộ máy, kể các cấp quản lý, cấp dưới, và để làm thế nào thì cần có chế tài nhằm giúp giải quyết các vấn đề điều kiện kinh doanh, giấy phép con một cách nhanh chóng.
Ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM)
Đồng quan điểm, Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: "Chúng ta nói rất nhiều về cải cách thể chế. Nghị quyết 19 của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2015 môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt mức trung bình của ASEAN 4, nhưng hiện khoảng cách vẫn rất xa".
Vẫn theo ông Hiếu: "Để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải xếp thứ 40 trên thế giới, thực tế hiện đang đứng ở vị trí 86. Rồi Chính phủ chỉ đạo xoá bỏ mạnh mẽ các điều kiện kinh doanh từ tháng 8 năm ngoái, đến nay được 10 tháng rồi, tuy nhiên chưa nhiều Bộ, ngành nghiêm túc thực hiện".
Cần cấu trúc lại bộ máy
Bàn về phương thức cải cách thể chế sao cho hiệu quả, ông Hiếu cho rằng: "Thay đổi tư duy trong bộ máy hành chính là một nội dung quan trọng của cải cách thể chế, từng bước bám sát trình độ tư duy của thế giới. Tôi muốn nhấn mạnh một điểm, về cách thức làm luật của ta, Việt Nam thường phải có luật rồi mới cho làm, hạn chế sức sáng tạo".
Ở các nước phát triển, người ta đánh giá cao và khuyến khích startup, các ý tưởng. Các bạn trẻ cứ làm, luật chỉ là phương thức tạo hành lang pháp lý. Chỉ có bằng cách này, Việt Nam mới nhanh bắt kịp thế giới. Chúng ta biết hiện tính thích nghi và phản ứng nhanh của hệ thống chính sách là rất chậm. " Uber vào rồi rời khỏi Việt Nam chóng vánh, trong khi chúng ta vẫn còn chưa tìm ra cách thức quản lý sao cho hiệu quả", ông Phan Đức Hiếu nói.
"Về trung hạn, cần cấu trúc lại bộ máy thể chế để hình thành đúng nghĩa Nhà nước kiến tạo phát triển. Đổi mới ở Việt Nam đã qua 30 năm, dù nhiều thanh tựu nhưng còn nhiều khó khăn. Muốn vận động được hiệu quả cần cấu trúc bộ máy kịp phục vụ giai đoạn thực sự kiến tạo phát triển bằng cách nhìn mới, luật chơi mới để tháo gỡ khó khăn, tháo gỡ các vướng cản trước đó để lại". ông Thắng nhận định.
Bizlive