MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại biểu QH Nguyễn Đức Kiên nói gì về giá xăng dầu của Việt Nam cao hơn 20% so với thế giới?

Việc điều hành giá xăng dầu còn tùy thuộc vào chính sách kinh tế vĩ mô và quan trọng phải nhìn vào bản chất của việc điều hành giá, tăng giảm theo thị trường là quan trọng nhất.

TS Nguyễn Đức Kiên
TS Nguyễn Đức Kiên
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội
40 bài viết

Liên quan đến chính sách điều hành giá xăng dầu và việc điều chỉnh giá xăng dầu thời gian gần đây, cho thấy giá xăng trong nước đang cao hơn giá thế giới 20%, chúng tôi đã cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) về vấn đề này.

Có ý kiến cho rằng giá xăng của Việt Nam thời gian qua vẫn giảm khá chậm khi mà giá thế giới giảm tới 40% nhưng ở trong nước chỉ giảm 20%. Ông đánh giá về vấn đề này như thế nào?

Phải nói rằng việc điều hành giá xăng dầu trong giai đoạn từ 2014-2015 đã ngày càng tiệm cận quy luật kinh tế thị trường, tức là tăng giảm theo hướng đi cùng thế giới, mặc dù vẫn còn độ trễ. Tôi cho rằng đây là một thành công của việc điều hành giá mặt hàng này thời gian qua.

Chúng ta không nên so sánh giá xăng dầu quốc tế giảm 40% và trong nước chỉ giảm 20%. Bởi nếu cùng với mặt hàng này ở Venezuvena hay Arập Xêút... thì giá xăng của họ gần như cho không, nên không thể so sánh với các nước khác như Việt Nam. Ngược lại, nếu đem so giá xăng của các nước Bắc Âu thì thậm chí còn đắt hơn ở Việt Nam rất nhiều.

Từ những phân tích trên cho thấy, việc điều hành giá xăng dầu còn tùy thuộc vào chính sách kinh tế vĩ mô điều tiết như thế nào. Quan trọng là phải nhìn vào bản chất của việc điều hành giá xăng, tức là xăng dầu tăng giảm theo thị trường là quan trọng nhất. Còn việc mức giá đó đang cao hơn so với khu vực hay cao hơn các nước khác 20% thì phải phụ thuộc vào chính sách vĩ mô, chính sách thuế.

Ông có cho rằng chính sách thuế phí áp dụng đối với xăng dầu đang đẩy giá đẩy giá mặt hàng này lên quá cao không?

Tôi không bình luận về chính sách thuế quốc gia. Bởi có những nước sẽ đánh thuế hoặc giảm thuế để ưu tiên một mặt hàng nào đó. Còn ở Việt Nam, xu hướng chung là chúng ta vẫn giảm thuế theo đúng các cam kết quốc tế, nhưng việc đánh thuế môi trường hay thuế khác thì còn phụ thuộc vào quy định của mỗi nước.

Mỗi quốc gia có một chủ trương điều hành kinh tế vĩ mô riêng thông qua chính sách điều tiết là thuế. Nếu không ưu tiên về phát triển một mặt hàng nào đó thì sẽ đánh thuế cao. Đơn cử với phương tiện giao thông, nếu mặt hàng nào không ưu tiên thì nhà nước sẽ đánh thuế cao.

Nhưng nếu nhìn lại thuế đối với mặt hàng dầu mazút và dầu diesel thì gần như chúng ta đánh thuế rất thấp. Do vậy không thể lấy giá xăng của người đi xe máy mà quên mất là thị trường năng lượng còn bao gồm cả giá điện, giá xăng dầu và nhiều loại sản phẩm đằng sau khác.

Từ thực tế như vậy, sẽ có người dân sẽ hỏi ngay rằng, tại sao giá mặt hàng diesel và giá dầu mazút lại không chịu thuế cao bằng giá xăng, vấn đề ở đây là do chính sách của Việt Nam là ưu tiên phát triển sản xuất.

Liệu với mức giá xăng cao hiện nay có là giải pháp giúp chúng ta chống buôn lậu xăng dầu không, thưa ông?

Không hẳn vậy, việc điều hành kinh tế vĩ mô phải cân đối nhiều lĩnh vực chứ không phải từ nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này còn phải hài hòa với công việc quản trị quốc gia và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nữa.

Nếu chúng ta hạ thấp thì xăng dầu từ trong nước sẽ bị xuất lậu và ngược lại nếu cao hơn thì nhập lậu từ bên kia về.

Một góc độ khác, việc điều hành giá xăng dầu của các nước lân cận như Campuchia cũng khác Việt Nam, do vậy không nên so sánh việc điều hành của mặt hàng này với nước khác.

Theo tôi, quan trọng hơn là phải xem xét giữa việc giữ giá xăng không giảm sâu với giá quốc tế với lợi ích số đông của người Việt Nam đang sản xuất và kinh doanh cái nào nhiều hơn để tính. Nhiều hộ ngư dân tại Quảng Bình, Phú Yên đang rất ca ngợi giá dầu, trong khi các phương tiện truyền thông lại ít chú ý đến.

Cũng liên quan đến phí và thuế, theo ông việc tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ có tác động như thế nào đối với các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam, nhất là ôtô?

Hiện TPP chưa có hiệu lực, chưa phê chuẩn nên chúng ta không thể nói được những tác động cụ thể như thế nào, còn trong tương lai sẽ theo xu hướng chung của việc thực hiện các cam kết quốc tế.

Có thể thấy, Việt Nam luôn là một đối tác có trách nhiệm và chủ động đối với các cam kết quốc tế và những gì đã cam kết là chúng ta sẽ làm.

Thông qua việc chuẩn bị nhằm tiến tới hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thì chúng ta thấy rất rõ, Việt Nam là một trong nhóm ít những nước triển khai thực hiện về văn bản pháp quy hội nhập của ASEAN và hiện đứng trong "Top 4" của nhóm trên.

Thực tế dù nền kinh tế của chúng ta nằm ở Top 4 dưới trong khối nhưng thực hiện thể chế của chúng ta lại nằm trong Top 4 trên điều này cho thấy trách nhiệm của Việt Nam như thế nào và sự cố gắng của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ra sao.

San Ngọc (ghi)

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên