MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp xuất khẩu sắp đón tin vui từ Bộ Công thương

Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, hết tháng 12 chúng ta sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức gần bằng mục tiêu Quốc hội đề ra là gần 10%, nhập siêu cũng sẽ được kiểm soát ở mức 5%.

Trao đổi với chúng tôi tại Tọa đàm Xuất nhập khẩu năm 2015 do Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương thực hiện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng mặc dù các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam giảm kim ngạch xuất khẩu nhưng mục tiêu xuất khẩu năm 2015 hoàn toàn đạt được chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra và kiểm soát nhập siêu ở mức 5%.

Xuất nhập khẩu là hoạt động rất quan trọng của nền kinh tế. Xin Thứ trưởng cho biết những điểm sáng của tình hình xuất nhập khẩu năm 2015?

Qua nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, cho thấy 2015 là năm chứng kiến nỗ lực to lớn của Chính phủ, các Bộ, ngành. Mặc dù thị trường thế giới phức tạp diễn biến phức tạp, như kinh tế thế giới phục hồi chậm dẫn tới nhu cầu thị trường thế giới cũng chậm lại khiến một số mặt hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam bị ảnh hưởng.

Năm 2015 cũng chứng kiến thế giới toàn cầu hóa sâu sắc với nhiều hình thái, trong đó nhiều quốc gia tăng cường liên kết khu vực và quốc tế để nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện phát triển, trong đó có Việt Nam. Việt Nam đã kết thúc các đàm phán thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với EU, Liên minh Hải quan… mở ra cớ hội tiếp tục tăng cường phát triển thương mại, cũng như thúc đẩy phát triển.

Năm 2015 cũng chứng kiến nỗ lực của nền kinh tế, doanh nghiệp để thúc đẩy thương mại cũng như xuất nhập khẩu, tham gia hội nhập. Năng lực cạnh tranh một số DN, ngành kinh tế có điều kiện củng cố... Trong bối cảnh kinh tế của nhiều quốc gia có sự sụt giảm đáng kể, ảnh hưởng hoạt xuất nhập khẩu như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan thì Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 9% trong 11 tháng đầu năm theo Tổng cục Hải quan.Nhập siêu cũng được kiểm soát. Như vậy, với nhịp tăng trưởng xuất nhập khẩu những tháng cuối năm, nhất là trong tháng 12 xuất khẩu tiếp tục có sự cải thiện.

Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như nông thủy sản có sự sụt giảm mạnh, đây có phải là điều đáng lo ngại?

Hiện nay nông lâm thủy sản đang có thế mạnh, song về trung và dài hạn thì những mặt hàng này sẽ mất dần lợi thế trong sản xuất và kinh doanh. Với định hướng là tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao hiệu quả sản xuất và thương mại đặc biệt là theo hướng bền vững, lâu dài. Vì vậy, thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho các mặt hàng là yêu cầu tất yếu. Điều này được khẳng định trong Chiến lược xuất khẩu đến 2020, tầm nhìn 2025.

Năm 2015 chứng kiến sự phức tạp của nhóm hàng nông lâm thủy sản, khi nền kinh tế thế giới phục hồi chậm đã tác động nhất định đến nhu cầu của thế giới với những mặt hàng này. Những tranh chấp thương mại của các nước như các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp trong nông sản, thủy sản… gây khó khăn lớn cho việc phát triển thị trường ,đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như EU, Mỹ.

Cuộc cạnh tranh của thị trường đặt ra với các mặt hàng của Việt Nam, kể cả những ngành hàng có thế mạnh, là cần phải tái cơ cấu ngành sản xuất trong đó có nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Nếu chúng ta không tái cơ cấu lại, nâng cao năng lực cạnh tranh thì chúng ta sẽ thất bại, nếu không phát triển bền vững thì cũng không cạnh tranh được tại các thị trường với những quy định nghiêm ngặt, ngày càng khó tính hơn với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nông sản.

Có thể trước mắt, các mặt hàng xuất khẩu có quy mô lớn cũng là mặt hàng quan trọng (nông lâm thủy sản) có sự sụt giảm 2015. Nhưng ngược lại, nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo có sự tăng trưởng vượt bậc, là những mặt hàng tập trung phát triển để đóng góp mục tiêu kế hoạch cả năm, và về lâu dài có ý nghĩa để thay đổi kết cấu ngành hàng xuất khẩu theo hướng bền vững nâng cao giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ.

Năm vừa qua chứng kiến nhiều thành công trong hội nhập, mở ra cơ hội nhưng cũng là thách thức. Vậy biện pháp nào để xuất siêu bền vững và kiểm soát nhập siêu, thưa ông?

Trong dài hạn, chúng ta đã có những đề án lớn như Chiến lược xuất khẩu bền vững đến 2020, tầm nhìn đến 2025, đề án tái cơ cấu nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng, chiến lược phát triển mô hình tăng trưởng xanh, đê fans nâng cao năng lực cạnh tranh các ngành hàng xuất khẩu…

Trong giai đoạn hội nhập sâu, mô hình tăng trưởng dựa vào giá trị gia tăng, đưa ứng dụng khoa học công nghệ, năng suất lao động… là những định hướng chiến lược. Nếu làm được điều này thì xuất nhập khẩu sẽ có sự phát triển bền vững.

Mục tiêu ưu tiên 2016 là tập trung khai thác cơ hội thị trường, đặc biệt từ các FTA đã tham gia, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp hàng hóa VIệt Nam có năng lực cạnh tranh cao hơn và thâm nhập vào các thị trường tốt hơn.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ DN, giúp DN tiếp cận chính sách, kết nối chặt chẽ hơn giữa khu vực công và tư. Bộ Công Thương sẽ chủ động hơn trong tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp để đạt được mục tiêu, tiếp tục ưu tiên một số ngành, sản phẩm tham gia hội nhập hiệu quả.

Tiếp tục căn cứ khung khổ mới trong hội nhập để cụ thể hóa chính sách, biện pháp trong các hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại. Đồng thời, sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến, phản hồi của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

An Ngọc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên