MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Ngành ô tô, mía đường, thực phẩm… sẽ chịu áp lực lớn

Với ngành công nghiệp mía đường, nếu không nâng cao năng suất, trữ đường và công suất, công nghệ thì gặp nhiều khó khăn khi thuế suất đường thấp hơn.

Cùng với việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay, thì đến cuối năm 2018 sẽ cắt giảm thuế về 0% theo lộ trình thuế trong ATIGA. Những ngành nào sẽ gặp thách thức thưa ông?

Năm 2018 chúng ta sẽ phải gỡ bỏ hàng rào thuế quan liên quan đến một số mặt hàng nhạy cảm, gồm có 7% danh mục dòng thuế, trong đó có những mặt hàng nhạy cảm với Việt nam. Bao gồm sản phẩm ô tô, sản phẩm ngành mía đường, thực phẩm, sữa và nhiều lĩnh vực khác nữa…

Một số ngành, năng lực cạnh tranh còn thấp do nhiều nguyên nhân, như công nghiệp mía đường và ô tô, phải đối mặt với cạnh tranh lớn, sau khi năm 2018 dỡ bở hàng dào thuế quan, hạn ngạch thuế quan về đường, muối, trứng gia cầm, nguyên liệu thuốc lá…

Cụ thể, với ngành công nghiệp mía đường, nếu không nâng cao năng suất, trữ đường và công suất, công nghệ thì gặp nhiều khó khăn khi thuế suất đường thấp hơn.

Ngành công nghiệp ô tô nếu không triển khai tốt chiến lược ô tô mà đã được Chính phủ phê duyệt từ nay đến năm 2018 với sự ưu tiên cho các ngành ô tô ưu tiên, tập trung vào các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, thì sẽ gặp khó khăn lớn khi ngành ô tô trong nước không đủ sức chống chọi với ô tô nhập khẩu khi dỡ bỏ hàng rào thuế quan.

Năm 2018 cũng thực hiện đầy đủ 4 cột trụ của ASEAN, ngoài tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, thì phải tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư đồng nhất; chính sách công nhận lẫn nhau về chất lượng và đào tạo lao động; ngành dịch vụ logictics…

Chúng ta đang hội nhập rất sâu rộng, đặc biệt khi AEC hình thành cuối năm nay. Song vấn đề tuyên truyền, phổ biết thông tin về hội nhập vẫn được đánh giá là chưa mang lại hiệu quả?

Chính phủ và bộ ngành đã triển khai công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập, các hiệp định đã và đang ký kết, với những chương trình hướng dẫn; triển khai hoạt động tháo gỡ khó khăn, đánh giá tác động tiêu cực từ toàn cầu hóa.

Nhưng vấn đề còn tồn tại, đó là chương trình chưa được xây dựng một cách đặc thù cho các đối tượng trong hội nhập. Đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, các DN trong từng lĩnh vực cũng chưa được triển khai từng chương trình riêng, tập trung.

Hình thức cung cấp thông tin tuyên truyền chưa thường xuyên và phù hợp ở các địa bàn với các hình thức. Chương trình tổ chức chồng lấn giữa các bộ ngành, không có sự kiểm soát phù hợp với các đối tượng.

Nội dung mới chỉ dừng lại ở cái chung, chưa phân tích sâu và định hướng cụ thể, nên đối tượng tham gia chương trình chưa hiểu và nắm vững được.

Để DN hiểu rõ hơn về hội nhập và Cộng đồng AEC, trong thời gian tới Bộ sẽ làm những gì để giúp DN nắm bắt cơ hội, hạn chế thách thức?

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai chương trình phổ biến thông tin tuyên truyền trong tất cả các lĩnh vực, quy định rõ ràng cụ thể khuôn khổ, nội dung phạm vi tuyên truyền.

Xác định nhóm đối tượng ưu tiên để cung cấp thông tin kịp thời thường xuyên; phân định rõ trách nhiệm trong các cơ quan chủ trì hội nhập đàm phán và cơ quan thực thi; hướng tới cộng đồng DN và hiệp hội ngành hàng để đảm bảo thông tin tuyên truyền cụ thể hơn; phương thức thông tin đa dạng hóa hơn; tổ chức các chương trình tọa đàm và đào tạo giới thiệu cho các đối tượng phù hợp chương trình.

Các cơ quan có trách nhiệm cần hoàn thiên môi trường sản xuất kinh doanh, đầu tư đẩy nhanh tiến độ cải cách, đặc biệt là môi trường pháp lý để đáp ứng yêu cầu của AEC. Đó là đáp ứng tiêu chuẩn của các nước ASEAN 6 + như cải cách cơ chế một cửa quốc gia, cải cách hành chính…

Tuy nhiên, các DN cũng cần phân tích đành giá đúng tình huống, tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ trong tất cả các lĩnh vực, khai thác cơ chế hỗ trợ Chính phủ để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

 

An Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên