MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngoài "lương khủng", lãnh đạo các tập đoàn còn nhiều khoản thu khác?

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Bộ Công Thương cần phải công khai rõ ràng mọi khoản thu nhập khác ngoài lương như: thưởng, bổng lộc, tiền đi lại, trợ cấp, xe đưa đón...

Bộ Công Thương công bố bảng thống kê mức lương của lãnh đạo cấp cao các tập toàn, tổng công ty lớn là một thành công trong quá trình minh bạch. Song nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mức lương đã minh bạch nhưng chưa đủ, cần phải công bố thêm các thu nhập ngoài lương?

 

Mới đây, Bộ Công Thương đã chính thức công bố báo cáo thống kê mức lương trung bình của các lãnh đạo cấp cao trong các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam trong năm 2013.

 

Con số này được dựa trên thống kê chi tiết về mức thu nhập của các lãnh đạo trong 11 tập đoàn kinh tế như: Tập đoàn Điện lực VN, Tập đoàn Xăng dầu VN, Tập đoàn Dệt may VN, Tập đoàn Dầu khí VN, Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật, Tập đoàn than-khoáng sản VN, Tổng Công ty Thuốc lá VN, Tổng Công ty giấy VN, Tập đoàn Hóa chất VN…

 

Theo đó, mức lương của các lãnh đạo cấp cao ở các Tập đoàn phổ biến ở mức 50 - 65 triệu đồng/tháng. Trong đó, ông Đỗ Ngọc Khải, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp dầu thực vật có mức thu nhập cao nhất ở mức 896,64 triệu đồng/năm, trung bình 74,72 triệu đồng/tháng.

 

Tiếp đến, mức lương lần lượt của các lãnh đạo như sau: ông Phùng Đình Thực -Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) Tập đoàn Dầu khí VN có mức lương 789,72 triệu đồng/năm, trung bình 65,81 triệu đồng/tháng; ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực VN là 61,32 triệu đồng tức 735,84 triệu đồng/năm; Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu VN là 54 triệu đồng; Ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn than khoáng sản VN có mức lương 53,42 triệu đồng; Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa Chất VN có lương 57,13 triệu đồng

Nghị định 50/CP và 51/CP của Chính phủ nêu rõ, thù lao cao nhất cho Chủ tịch Hội đồng thành viên một doanh nghiệp nhà nước là 36 triệu đồng/ tháng, tương đương 432 triệu đồng một năm. Trong trường hợp đơn vị làm ăn tốt, lãnh đạo có thể được thưởng thêm song tối đa không quá 1,5 lần mức lương nêu trên. Như vậy mức lương được thống kê theo phương pháp tính của Bộ Công Thương là hợp lý.

Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay ông đã nhận được tin về mức lương của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam. Ông tỏ ra không bất ngờ với mức lương này và cho rằng ở Việt Nam mức lương này nằm ở thứ hạng cao về trong các đối tượng xã hội khác.  Tuy nhiên, ông Doanh cho rằng nếu mức lương quá cao, vượt quá mọi quy định của Chính Phủ, Nhà Nước, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội thì phải xem xét để đảm bảo công bằng xã hội.

"Tôi khá bất ngờ về việc công bố mức lương cụ thể của lãnh đạo cấp cao các tập đoàn kinh tế bởi trước dây nó được coi là vấn đề nhạy cảm, ít các đơn vị dám nhắc tới nay được công bố rộng rãi đã phần nào thể hiện tính minh bạch, tiến bộ. Mức lương công bố đã giảm đáng kể so với trước đó rồi" - TS Lê Đăng Doanh nhận định.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phía Bộ Công Thương cần phải công khai rõ ràng mọi khoản thu nhập khác ngoài lương như: thưởng, bổng lộc, tiền đi lại, trợ cấp, xe đưa đón... thì tính thuyết phục sẽ cao hơn.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong lại cho rằng mức lương này phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam. Mức lương vậy là bình thường so với các CEO của các công ty trên thế giới. Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn có lãi, có lợi nhuận lớn thì lãnh đạo được hưởng mức lương cao là điều tất yếu. Điều này được quy định rõ trong NĐ 51 của Chính Phủ rồi. Nhìn lại các báo cáo tài chính năm qua nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận lớn vì vậy lương của các lãnh đạo cao hơn mức sàn 432 triệu đồng là hợp lý, ông Phong nói.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, trên thế giới mức lương của các lãnh đạo có thể đạt 200 đến 500 triệu đồng là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới cũng có quy định khá rõ ràng về mức lương của lãnh đạo. Chẳng hạn như lương của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước không được vượt quá 12 lần thu nhập bình quân đầu người.

Ông Phong cũng đề xuất Bộ Công Thương cần công khai, minh bạch mọi khoản thu nhập khác ngoài lương của các lãnh đạo cấp các tập đoàn, tổng công ty. 

>>>Lộ thu nhập “khủng” của lãnh đạo cấp cao các tập đoàn kinh tế Việt Nam 

Hướng Dương

bachhue

Tài chính Plus

Trở lên trên