Nhu cầu của Trung Quốc giảm đối với hàng Việt Nam
Ông Nguyễn Anh Dương (ảnh), Phó Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ với phóng viên xung quanh tác động đa chiều của kinh tế Trung Quốc đến Việt Nam.
- 10-01-2016Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Tiểu ngạch hay chính ngạch?
- 13-12-2015Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh
- 09-11-2015Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc ngày càng cao
- 17-09-2015“Xuất khẩu thủy sản giảm đừng đổi lỗi cho Trung Quốc”
-
Người dân, DN đóng góp nguồn tài chính cho các quỹ ngoài ngân sách gần như không biết chi tiết việc sử dụng, chi tiêu các quỹ ra sao
Là một quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, ông có thể phân tích những mặt tác động của kinh tế Trung Quốc suy giảm đến XNK và tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2016?
TS Nguyễn Đình Cung,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):
Việt Nam đang giữ vị trí cao nhất trong số các đối tác lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á (ASEAN) về mức độ phụ thuộc NK từ Trung Quốc. Sự gia tăng phụ thuộc NK tạo nên rào cản lớn đối với DN Việt Nam khi đa dạng hóa thị trường và tận dụng các ưu đãi từ quá trình hội nhập.
Về XK, mô hình tính toán của CIEM cho thấy Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thấp hơn mức trung bình của ASEAN, tuy nhiên từ năm 2008 trở lại đây, mức độ phụ thuộc có xu hướng đi lên. Đặc biệt, Việt Nam hầu như không điều chỉnh được nhiều về chỉ số phụ thuộc XK trước những rủi ro địa chính trị khu vực đang xảy ra, khác với Philippines vốn cũng đang có những tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.
Ông Lê Quốc Phương,
Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại:
Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, thể hiện qua con số nhập siêu không ngừng tăng qua các năm, từ khoảng 200 triệu USD năm 2001 lên đến 28,9 tỷ USD vào năm 2014, tăng 144 lần. Hàng hóa NK từ Trung Quốc trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng ngày của các DN, chỉ 20% là hàng tiêu dùng.
Điều này tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của DN bản địa, có khả năng Việt Nam rơi vào hiệu ứng “giải công nghiệp hóa” sớm khi chỉ XK được sang Trung Quốc các hàng hóa dựa vào tài nguyên và NK hàng công nghiệp chế tạo thành phẩm. Về lâu dài, sẽ làm suy giảm năng suất của Việt Nam dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế:
Trong xu thế các đồng tiền như yên Nhật, rúp Nga tiếp tục mất giá 3-5%, đặc biệt đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá 7% so với USD đang tạo ra áp lực lên chính sách tỷ giá. Bên cạnh đó những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đáng lưu ý, nền kinh tế Trung Quốc năm 2015 đã giảm tốc khi chỉ tăng trưởng khoảng 6,7-6,8%, năm 2016 dự báo giảm xuống 6,3%. Nếu Trung Quốc giảm 1% tăng trưởng, kinh tế Việt Nam sẽ giảm 0,2% tăng trưởng.
Minh Thu (ghi)
Khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc được bộc lộ ngày một rõ ràng hơn. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm tốc và năm 2015 là năm đầu tiên sau nhiều năm, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở mức thấp hơn 7%.
Trong khi đó, sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc cũng góp phần làm tăng hoạt động rút vốn đầu tư từ nền kinh tế này, bản thân các nhà đầu tư cũng ngại bỏ các khoản vốn mới vào thị trường này. Tương tác qua lại giữa suy giảm kinh tế và xu hướng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài kéo theo nhiều hệ lụy cả về kinh tế và thương mại đối với Trung Quốc, cũng như các đối tác của nền kinh tế này.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn NK nhiều nhất từ Trung Quốc; riêng năm 2015 thì tỷ trọng của Trung Quốc đã lên tới 29,9%. Trung Quốc cũng liên tục gia tăng NK từ Việt Nam.
Trong bối cảnh ấy, sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam. XK của Việt Nam sang thị trường này bị ảnh hưởng, đặc biệt là nhiều mặt hàng có giá trị và chất lượng tương đối thấp, khó có thể chuyển sang các thị trường thay thế khác.
Nguồn hàng linh kiện và đầu vào cho Việt Nam trước mắt chưa bị ảnh hưởng, song về lâu dài có thể giảm đáng kể khi nhà đầu tư nước ngoài rút dần khỏi Trung Quốc. Khi ấy, XK của Việt Nam có thể gặp không ít thách thức trong trung và dài hạn, nếu thiếu các biện pháp cải thiện khả năng cạnh tranh và/hoặc tìm thị trường thay thế.
Vậy mặt tích cực của việc Trung Quốc suy giảm tăng trưởng kinh tế với Việt Nam là gì, thưa ông?
Nhìn từ góc độ khác, sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc cũng có không ít ý nghĩa tích cực. Nhu cầu của Trung Quốc giảm đối với các mặt hàng XK của Việt Nam – không ít mặt hàng có chất lượng kém cạnh tranh và tương đối ít giá trị gia tăng – có thể là cơ hội để Việt Nam cân nhắc nghiêm túc hơn việc tái cơ cấu sản xuất, tập trung vào các mặt hàng XK có chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng lớn hơn.
Các nhà đầu tư nước ngoài khi rút dần khỏi thị trường Trung Quốc cũng có thể tìm một điểm đến mới và Việt Nam là một địa điểm tiềm năng. Việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết và có thể thực thi sớm càng thúc đẩy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam trong tương quan so sánh với Trung Quốc.
Với cách nhìn ấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2016 có thể cao hơn một chút so với năm 2015, nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong các năm tiếp theo sẽ vững chắc hơn nhiều.
Một số ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ đón dòng vốn đầu tư nước ngoài chuyển hướng từ Trung Quốc vào Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về cơ hội này?
Thực tế các báo cáo quốc tế của Bloomberg, Viện tài chính quốc tế... đều cho thấy xu hướng rút vốn ồ ạt khỏi Trung Quốc từ giữa năm 2014. Cần lưu ý rằng hoạt động rút vốn phần lớn ở các khoản vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và quay trở lại các thị trường phát triển như Hoa Kỳ và EU. Một phần nhỏ các dòng vốn rút khỏi Trung Quốc là của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Trung Quốc.
Bản thân các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài này cũng có sự quan tâm nhất định đối với thị trường Việt Nam do 5 lý do chủ yếu. Một là đà phục hồi kinh tế ngày một vững chắc hơn; hai là môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; ba là lao động khá cạnh tranh, với cơ cấu “dân số vàng”; bốn là chính sách đầu tư khá thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài; năm là một loạt các Hiệp định thương mại tự do đang tạo nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thực tế mức giải ngân FDI kỷ lục trong năm 2015 cũng phần nào minh chứng cho sự quan tâm này.
Tuy vậy, những phân tích trên đây cho thấy việc chuyển hướng của nhà đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc sang Việt Nam còn khá chậm, kể cả trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016. Với cách nhìn ấy, những cơ hội để Việt Nam thu hút thêm đầu tư nước ngoài – khi chuyển hướng từ Trung Quốc – trong nửa đầu năm 2016 khó có sự vượt trội. Thu hút thêm đầu tư nước ngoài, khi ấy, cần thêm một sức kéo đủ mạnh từ cải cách môi trường kinh doanh trong nước. Sức kéo ấy có thể đến từ mức độ thông thoáng về chính sách, từ thái độ tích cực trong quan hệ đối tác giữa Nhà nước – tư nhân và giữa tư nhân trong nước – DN FDI, và ưu tiên phát triển ngành phù hợp với sự quan tâm của DN FDI.
Với tư duy và hành động đột phá theo hướng này, gia tăng thu hút FDI trong nửa đầu năm 2016 sẽ là nền tảng để thu hút được nhiều dự án chất lượng hơn, phù hợp hơn với ưu tiên của Việt Nam trong nửa cuối năm 2016 và các năm tiếp theo.
Xin cảm ơn ông!
Trung tâm nghiên cứu BIDV xây dựng hai kịch bản về tác động của kinh tế Trung Quốc đến Việt Nam trong năm 2016.
Kịch bản 1: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, nhân dân tệ giảm giá tối đa 5% so với USD. Khi đó, tăng trưởng của Việt Nam đạt 6,8%, lạm phát 2,5-3%, nhập siêu dự kiến khoảng 6 tỷ USD. Thị trường ngoại hối có thể diễn biến khá ổn định, tỷ giá USD/VND tăng thêm khoảng 4%, dao động trong khoảng 22.500 đồng-23.400 đồng/USD.
Kịch bản 2: Kinh tế Trung Quốc suy giảm nhanh, nhân dân tệ giảm giá nhanh tới 7-8% so với USD. Khi đó, tăng trưởng của Việt Nam chỉ còn 6,5%, lạm phát rất thấp 1-1,5%. Nhập siêu nới rộng, đặc biệt là từ Trung Quốc, có thể lên đến 8-9 tỷ USD. XK gặp khó khăn, hàng hóa XK sang Trung Quốc chịu tình trạng ép giá. Thị trường ngoại hối sẽ thường xuyên diễn biến căng thẳng, tỷ giá USD/VND có thể tăng mạnh khoảng 6%.
Báo Hải Quan