Tháng 1/2015: Hàng tồn kho ngành công nghiệp tăng gần 10%
Một số ngành có chỉ số tồn kho cao như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 11%; sản xuất đồ uống tăng 59,5%; dệt tăng 10,1%; sản xuất trang phục tăng 24,5%; sản xuất giấy tăng 100,1%...Nguyên nhân được xác định chủ yếu do tồn kho theo kế hoạch để dự trữ hàng phục vụ Tết Nguyên đán.
- 28-01-2015Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm nhẹ trong tháng 1
- 09-01-2015Vốn FDI của Australia tại Việt Nam: Hơn 62% đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo
- 04-05-2014Chấn chỉnh đầu tư cụm công nghiệp
- 23-03-2010Tháng 3: Sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng trên 21%
Tóm tắt:
- Tháng 1/2015 chỉ số hàng tồn kho ngành công nghiệp tăng 9,6% so với cùng kỳ
- Ngành sản xuất đồ uống và giấy dẫn đầu danh mục các mặt hàng tồn kho nhiều nhất
- Sắp tết mặt hàng rượu – bia – nước giải khát có sức mua sôi động
- Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 ước tăng 17,5% so với cùng kỳ
Báo cáo về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 1/2015 của Bộ Công Thương cho biết: Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/1/2015 tăng 9,6% so với cùng thời điểm năm 2014.
Trong đó: một số ngành có chỉ số tồn kho cao như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 11%; sản xuất đồ uống tăng 59,5%; dệt tăng 10,1%; sản xuất trang phục tăng 24,5%; sản xuất giấy tăng 100,1%; sản xuất thuốc tăng 15,4%; sản xuất kim loại tăng 32,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 37,8%...
Nguyên nhân được xác định chủ yếu do tồn kho theo kế hoạch để dự trữ hàng phục vụ Tết Nguyên đán.
Những ngành có chỉ số tồn kho giảm nhiều so với cùng thời điểm năm 2014 gồm: sản xuất thuốc lá giảm 34,8%; sản xuất da giảm 8,1%; sản xuất hóa chất giảm 15,4%; sản xuất thiết bị điện giảm 13,6%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 19,3%...
Báo cáo cũng cho biết do sức mua trên thị trường bia, rượu, nước giải khát sôi động khiến giá mặt hàng này cũng tăng khoảng 5,0 - 6,0%.
Sản lượng sản xuất bia các loại tháng 1 ước đạt 261,4 triệu lít, tăng 4,4% so với cùng kỳ (trong đó: bia thương hiệu Hà Nội ước đạt 37 triệu lít, đạt 91,7% so với cùng kỳ; bia thương hiệu Sài Gòn ước đạt trên 122,9 triệu lít, đạt 96,2% so với cùng kỳ năm 2014).
Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội dự báo mức tiêu thụ của thị trường và chuẩn bị khoảng 2,8 triệu lít để phục vụ nhu cầu dịp Tết nguyên đán, chủ yếu là các loại rượu vodka và rượu đóng chai pet với giá bình dân.
Riêng nước giải khát các loại phục vụ thị trường Tết ước đạt trên 500 triệu lít với đủ các chủng loại đa dạng như: nước ngọt có gas, nước ngọt không có gas, nước trái cây, nước uống tăng lực, nước tinh lọc và nước khoáng… Giá cả các mặt hàng Bia - rượu - nước giải khát xuất xưởng từ các Nhà máy hiện vẫn ổn định.
Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ Công Thương cũng cho biết, Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 (theo gốc so sánh năm 2010) ước tăng 17,5% so với cùng kỳ (chủ yếu do năm trước Tết Nguyên đán rơi một phần vào tháng 01, thời gian sản xuất tháng 01 năm nay nhiều hơn).
Trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 10,7%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,4%, sản xuất và phân phối điện tăng 20,9%, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 9,5%.
>>>Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm nhẹ trong tháng 1
Khánh Nhi