Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: "Nếu Quốc hội một vài nước không thông qua TPP có thể có rủi ro"
TPP có thiết kế một điều khoản về việc Hiệp định TPP có hiệu lực như thế nào, với quy định cũng tương tự như các hiệp định quốc tế khác, có quy định là ít nhất bao nhiêu, chiếm ít nhất bao nhiêu % GDP thì mới có thể có hiệu lực.
- 09-10-2015Tham gia TPP: Ngân sách sẽ không bị tác động lớn
- 09-10-2015TPP: Nhiều thông tin DNNN không nhất thiết phải công bố
- 09-10-2015TPP: Ông Trương Đình Tuyển lo ngại thách thức cải cách với nhà nước nhiều hơn là doanh nghiệp
Đó là khẳng định của ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tuy nhiên theo Thứ trưởng Khánh, TPP chỉ không được thông qua khi có một tỷ lệ nhất định Quốc hội các nước không đồng ý. Theo đó, TPP có thiết kế một điều khoản về việc Hiệp định TPP có hiệu lực như thế nào, với quy định cũng tương tự như các hiệp định quốc tế khác, có quy định là ít nhất bao nhiêu, chiếm ít nhất bao nhiêu % GDP thì mới có thể có hiệu lực.
Tuy nhiên, tỷ lệ này cụ thể là bao nhiêu thì không được Thứ trưởng Khánh tiết lộ do những quy định và điều khoản không được công bố thông tin cụ thể về Hiệp định TPP theo quy định và cam kết giữa các nước tham gia.
“Chúng tôi hy vọng khi Hiệp định được công bố thì các luật sư cũng như toàn thể biết được tỷ lệ quy định này. Cũng có rủi ro nếu như có Quốc hội của một vài nước không thông qua TPP thì Hiệp định cũng không thể có hiệu lực được, nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào lời văn”, Thứ trưởng Khánh nói.
Theo đó, sau khi kết thúc đàm phán, Việt Nam sẽ cùng các nước TPP rà soát pháp lý để bảo đảm lời văn và các biểu cam kết thể hiện đúng kết quả đàm phán. Thứ trưởng cho rằng, đây là công việc phức tạp nên để làm nhanh, đòi hỏi nỗ lực cao độ của tất cả các đoàn đàm phán.
Tiếp đó là tất cả các nước phải dịch thuật và công bố rộng rãi nội dung Hiệp định. Công việc này sẽ được các bên cố gắng hoàn thành trong nửa đầu tháng 10/2015, trên cơ sở hoàn tất sớm rà soát pháp lý để công bố ra công chúng.
Bên cạnh đó, sẽ dành thời gian thỏa đáng để các đại biểu Quốc hội, người dân và các doanh nghiệp nghiên cứu nội dung Hiệp định. Để giúp cho người dân và doanh nghiệp hiểu nội dung Hiệp định, Bộ Công Thương cũng sẽ có các tài liệu giải thích cụ thể các khái niệm.
Theo đó, thời gian để các bên nghiên cứu nội dung và có ý kiến sẽ từ 1 – 2 tháng, trước khi các bên tham gia ký kết Hiệp định.
“Hiện các nước đang cố gắng hoàn tất các công việc cuối cùng, dự kiến thời gian sớm nhất sẽ được ký kết hiệp định vào nửa đầu tháng 1/2016. Cuối cùng sẽ thực hiện quy trình thông qua Hiệp định theo đúng quy định của pháp luật từng nước, có thể mất từ 18 tháng tới 2 năm”, Thứ trưởng Khánh thông tin.
Trí Thức Trẻ