"Thúc" tăng trưởng: Tại sao Chính phủ chọn giải pháp tăng khai thác dầu thô?
Nếu chỉ nhìn từ nay đến cuối năm, tăng khai thác dầu thô là giải pháp nhanh nhất và chắc chắn nhất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách theo kế hoạch đặt ra cho năm 2015.
- 02-07-2015Chính phủ yêu cầu tăng sản lượng khai thác dầu thô
- 29-06-2015Tăng sản lượng khai thác dầu thô, GDP năm nay có thể đạt 6,5%
- 29-06-2015Bộ trưởng Công Thương nói gì về tăng sản lượng khai thác dầu thô lên gần 16 triệu tấn?
- 29-06-2015Đề nghị tăng sản lượng dầu thô lên 16 triệu tấn để đạt mục tiêu GDP
- 26-06-2015Giá dầu giảm, Bộ Tài chính vẫn “về đích” thu NSNN 6 tháng đầu năm
- 24-12-2014Năm 2015 dự kiến thu NSNN 911 nghìn tỷ đồng trên cơ sở giá dầu 100 USD/thùng
-
Trong năm tới, cả yếu tố chi phí đẩy lẫn cầu kéo có thể không lớn.
-
Tôi nghĩ khi đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 là 6-6,5%, Chính phủ và Quốc hội đã khá thận trọng, thực tế khả năng tăng trưởng trên 7% là hoàn toàn có thể
Chỉ đạo tại phiên họp vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành liên quan tăng sản lượng khai thác dầu thô để đảm bảo tăng trưởng.
Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương đã đề xuất nâng sản lượng khai thác dầu thô lên gần 16 triệu tấn, tức là tăng thêm khoảng 1 triệu tấn so với kế hoạch trước đây là 14,74 triệu tấn.
Vì theo tính toán, nếu sản lượng khai thác dầu thô tăng lên gần 16 triệu tấn, ngành nông nghiệp có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại, mức tăng trưởng GDP trong năm nay không những đạt 6,4%, mà còn có thể lên mức 6,5%.
Và trong chỉ đạo tháng 6 được phát đi vừa qua, Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị tăng sản lượng khai thác dầu để đảm bảo mức tăng trưởng cao trong năm nay.
Ông Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính – Bộ Tài chính) đã đánh giá rằng, việc các Bộ trưởng đưa ra đề xuất này cho thấy, sự phục hồi của nền kinh tế còn mong manh và thu NSNN đang gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng 6,28% trong nửa đầu năm 2015, cao nhất trong 5 năm trở lại đây, nhưng hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều đang gặp thách thức.
Nông nghiệp đang phải đối mặt với thời tiết nắng nóng, khô hạn khiến sản lượng bị sụt giảm. Nhưng đáng kể hơn là sự sụt giảm về nhu cầu trên thị trường dẫn đến giá cả nông sản cũng giảm theo. Người nông dân có nguy cơ rơi vào tình trạng “mất cả mùa lẫn giá”.
Trong khi đó, đồng USD mạnh đang cản trở các ngành xuất khẩu và du lịch.
Ngành công nghiệp, mặc dù hiện có tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm, nhưng không dễ duy trì được trong các tháng tiếp theo. Lý do chính là tại một số ngành, hàng tồn kho đang tăng mạnh so với chỉ số tiêu thụ sản phẩm.
Điển hình là Hà Nội, một trung tâm kinh tế của cả nước, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/6/2015 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 46,4% so với cùng thời điểm năm trước, trong khi chỉ số tiêu thụ sản phẩm 5 tháng đầu năm chỉ tăng 8,1% so với cùng kỳ.
Trong những tháng tới, các doanh nghiệp này sẽ phải cân nhắc giảm sản xuất và tập trung nhiều hơn vào khâu tiêu thụ.
Về thu NSNN trong 6 tháng đầu năm 2015, mặc dù thu nội địa tăng tới 15,4% so với cùng kỳ, nhưng vẫn chưa đủ để bù cho sự sụt giảm thu từ dầu thô ở mức 34,5% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả là thu NSNN trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng 6% và đạt 49% dự toán.
Câu hỏi được đặt ra là ngành thuế có thể duy trì tốc độ tăng thu nội địa ở mức gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa trong bao nhiêu lâu?
Ông có thể nói rõ hơn về việc kinh tế Việt nam phụ thuộc như thế nào đến dầu thô không?
Các số liệu được công bố cho thấy, tỷ trọng ngành khai thác dầu thô chiếm khoảng 7-8% GDP. Còn theo dự toán năm 2015, thu NSNN là 911,1 nghìn tỷ đồng, trong đó 93 nghìn tỷ đồng thu từ dầu thô, tức là thu từ dầu thô chiếm khoảng 10% tổng thu NSNN.
Với tỷ trọng nói trên, ảnh hưởng của sự thay đổi sản lượng khai thác dầu thô đến GDP và thu NSNN là đáng kể, nhưng không quá lớn.
Mặt trái của việc này là gì?
Việc tăng sản lượng khai thác gặp 2 hạn chế cơ bản. Thứ nhất là về kỹ thuật, không thể tăng bao nhiêu cũng được.
Thứ hai là về giá, nếu giá xuống thấp hơn chi phí thì việc tăng khai thác sẽ dẫn đến thua lỗ.
Vậy theo ông giải pháp là gì?
Nếu chỉ nhìn từ nay đến cuối năm, tăng khai thác dầu thô là giải pháp nhanh nhất và chắc chắn nhất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách theo kế hoạch đặt ra cho năm 2015. Các giải pháp khác đều có độ trễ, và do đó không kịp.
Tuy nhiên, trong trung hạn, vấn đề là phải cải thiện được tổng cầu. Kinh nghiệm các nước cho thấy, khi cả nợ công và nợ xấu đều ở mức cao, nền kinh tế cần một “chính sách tiền tệ phi truyền thống”.
Xin cảm ơn ông!