MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao TPP trở thành điểm nóng trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ?

31-07-2016 - 15:59 PM | Tài chính quốc tế

Mỹ tìm kiếm sự ràng buộc chặt chẽ hơn với các nước Thái Bình Dương thông qua thuế suất thấp trong khi tìm cách giảm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp ước thương mại lớn nhất trong lịch sử sẽ đặt ra những điều khoản thương mại và đầu tư kinh doanh mới tại Mỹ và 11 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương khác. 12 quốc gia thành viên với GDP hàng năm lên tới gần 28 nghìn tỷ USD, tương đương gần 40% GDP toàn cầu và chiếm 1/3 thương mại thế giới.

Nhưng thoả thuận này, yêu cầu cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua, lại trở thành điểm nóng trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ hiện nay. TPP cũng bị ứng cử viên của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà phản đối như một dấu hiệu của chủ nghĩa toàn cầu thất bại và người Mỹ sẽ bị mất việc làm ở nước ngoài.

Thành quả của nhiều năm thương lượng được kết luận vào cuối năm ngoái với sự chứng thực của 12 nước thành viên. Có thể thấy TPP chính là chiến thắng cho Tổng thống Obama, người thúc đẩy chính sách ngoại giao xoay trục về vành đai Thái Bình Dương. Mỹ tìm kiếm sự ràng buộc chặt chẽ hơn với các nước Thái Bình Dương thông qua thuế suất thấp trong khi tìm cách giảm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Theo một nghiên cứu độc lập, TPP thúc đẩy tăng thu nhập và xuất khẩu vào Mỹ, ngoại trừ việc làm.

Nhiều thành viên đảng Dân chủ trước Quốc hội đã lên tiếng lưỡng lự về những lợi ích của TPP. Sự phản đối hiệp ước này càng trở nên rõ hơn trong những bài phát biểu của ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald J. Trump, và cả của ông Bernie Sanders khi chỉ ra TPP sẽ khiến nhiều người Mỹ mất việc làm cũng như dẫn tới cạnh tranh lương.

Khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, ứng cử viên đảng dân chủ Hillary Clinton cũng từng ủng hộ TPP nhưng trong giai đoạn đầu tranh cử tổng thống, bà cho biết hiệp định này không hoàn toàn bảo vệ việc làm của người Mỹ.

Những người ủng hộ TPP trong chính quyền và Quốc hội đang nhận ra khả năng hiệp định này được thông qua quá thấp cho dù ai trở thành tổng thống. Tuy nhiên, họ vẫn đang hy vọng về khả năng thông qua khi Tổng thống Obama sắp mãn nhiệm sau cuộc bầu cử.

Lý do TPP gây chia rẽ

Những người ủng hộ cho rằng TPP sẽ mang lại lợi ích cho tất cả những nước liên quan, mở ra cơ hội và giải quyết những vấn đề trọng điểm của kinh tế thế giới trong thế kỷ 21. Hiệp định này được viết ra theo đường lối khuyến khích nhiều quốc gia, thậm chí cả Trung Quốc, ký tên vào.

Trong khi đó, những người phản đối lại nhìn nhận TPP gần như chỉ giống kiểu nhường đường kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu thêm nhiều việc làm trong ngành sản xuất đến những nước có chi phí lao động thấp. Trong khi đó, hiệp định này lại hạn chế cạnh tranh và thúc đẩy giá cả những mặt hàng dược phẩm và những hàng hoá giá trị cao thông qua việc phổ biến tiêu chuẩn Mỹ trong bảo hộ sáng chế đến những nước khác. Một điều khoản cho phép các tập đoàn đa quốc gia thách thức các quy định và quyết định của toà án trước khi những toà án đặc biệt được tổ chức nhằm hoà giải sự đối đầu căng thẳng.

TPP, vì sao lại là bây giờ?

Hiệp định TPP được xem như một biện pháp giải quyết những vấn đề nhức nhối đang ngày càng tồn đọng nhiều khi thương mại toàn cầu phát triển, bao gồm thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, truyền thông internet xuyên quốc gia.

Những vấn đề cố hữu của thương mại truyền thống cũng có liên quan. Nước Mỹ hăm hở thành lập một thoả thuận thương mại với năm quốc gia thành viên – Nhật Bản, Malaysia, Brunei, New Zealand và Việt Nam – để củng cố Nafta, thoả thuận hiện tại với Canada và Mexico.

Ngoài ra, những nỗ lực khi thoả thuận thương mại thế giới gặp sự cố (như sự kiện phòng đàm phán Doha của WTO), TPP được quảng bá như một tài liệu có cấu trúc mở được viết ra nhằm kết nạp thêm các nước châu Á, và mang tới hình mẫu tiềm năng với những sáng kiến khác đang được vận động, như hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Thái Bình Dương (TTIP).

Những chủ đề chính của TPP

Thuế và hạn ngạch:Được sử dụng trong thời gian dài để bảo hộ các ngành trong nước khỏi sự cạnh tranh của hàng hoá giá rẻ đến từ nước ngoài, thuế nhập khẩu từng là một biện pháp, cùng với sự hỗ trợ của chính sách thương mại đã mang lại phần lớn nguồn thu cho Bộ Tài chính Mỹ vào thế kỷ 19. Sau Đại suy thoái và Đại chiến II, nước Mỹ dẫn đầu xu hương tự do thương mại.

Ngày nay, dù vẫn tồn tại nhưng Mỹ và hầu hết các nước phát triển có ít biểu thuế hơn so với trước đây. Ví dụ, Mỹ sẽ bảo hộ thị trường đường trong nước trước các nhà cung cấp nước ngoài giá rẻ và áp thuế lên giầy nhập khẩu, trong khi Nhật Bản đánh thuế rất cao những mặt hàng nông nghiệp như gạo, thịt bò và sữa. Do vậy, TPP là nỗ lực tạo ra khu vực tự do thương mại ở vành đai Thái Bình Dương.

Môi trường, lao động và tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ:Mỹ nhấn mạnh thoả thuận TPP tìm kiếm sân chơi bình đẳng thông qua áp đặt tiêu chuẩn lao động và môi trường khắt khe với các đối tác giao dịch cũng như giám sát quyền sở hữu trí tuệ.

Vấn đề thông tin:TPP cũng hướng đến giải quyết một số vấn đề nổi lên từ khi những thoả thuận trước đã được thương lượng. Một là các nước thống nhất không đóng cửa trao đổi thông tin xuyên biên giới qua internet, và không yêu cầu bắt buộc đặt máy chủ (server) tại một quốc gia nếu muốn thực hiện kinh doanh tại quốc gia đó. Đề xuất này đã gây ra một số quan ngại từ một số nước bao gồm Australia do xung đột với quyền riêng tư cũng như những quy định về lưu trữ thông tin cá nhân tại nước ngoài.

Dịch vụ:Một mục tiêu khác của TPP là củng cố cơ hội trong các ngành dịch vụ, chiếm phần lớn các việc làm tư nhân trong nền kinh tế Mỹ. Nước Mỹ có lợi thế cạnh tranh là nhiều loại hình dịch vụ bao gồm cả tài chính, kỹ thuật, phần mềm, giáo dục, luật pháp và công nghệ thông tin. Mặc dù dịch vụ không phải là đối tượng áp thuế, nhưng yêu cầu quốc tịch và hạn chế đầu tư đang được nhiều nước đang phát triển sử dụng để bảo hộ kinh doanh trong nước.

Những lĩnh vực do Nhà nước điều hành:Mỹ đã thảo luận về nhu cầu giải quyết vấn đề ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhà nước – dù chính phủ trực tiếp hay gián tiếp sở hữu. Mặc dù Việt Nam và Malaysia có nhiều doanh nghiệp như vậy, và Mỹ cũng có một số (ví dụ Fannie Mae và Postal Service). Thoả thuận cuối cùng bao gồm các điều khoản tìm kiếm sự đảm bảo cạnh tranh và thái độ trung lập trong khi vẫn mở cửa với khả năng Trung Quốc chấp nhận tham gia hiệp định.

Trung Quốc không tham gia đàm phán

Trung Quốc nhìn nhận TPP với thái độ quan ngại khi coi đây là mối đe doạ tiềm tàng khi Mỹ cố gắng thắt chặt mỗi quan hệ với các đối tác châu Á. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng để ngỏ khả năng có thể tham gia. Cùng lúc đó, thoả thuận TPP cũng mang tới cho Trung Quốc một số lá chắn do nước này đang theo đuổi những thoả thuận thương mại riêng trong khu vực như sáng kiến Con đương tơ lụa tại Trung Á.

Các quan chức Mỹ trong khi làm rõ về khả năng nhìn nhận TPP như một nỗ lực vượt qua ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á cũng cho biết họ hy vọng khả năng mở rộng của hiệp định sẽ khuyến khích Trung Quốc tham gia, cùng với những đối tác kinh tế quan trọng khác như Hàn Quốc.

Bóng đen Nafta và tranh cãi ở Washington

Nafta được cựu Tổng thống Bill Clinton ký vào năm 1993 góp phần vào sự bùng nổ thương mại giữa Mỹ, Canada và Mexico. Cả ba nước đều thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ nhiều hơn vào hai nước còn lại, đầu tư xuyên biên giới tăng, và kinh tế Mỹ có thêm hai triệu việc làm kể từ đó. Tất nhiên mọi kết quả được quy về nhờ Nafta, nhưng lợi ích lại không được chia đều.

Thặng dư thương mại của Mỹ với Mexico không lớn và nhanh chóng chuyển thành thâm hụt thương mại với 50 triệu USD mỗi năm kể từ khi ký thoả thuận Nafta được ký. Những chỉ trích về Nafta cũng cho thấy tăng trưởng việc làm ở Mỹ không bù lại số người mất việc làm ở Canada và Mexico. Ngoài ra, khoảng 700 nghìn việc làm ở Mỹ bị xoá sổ hoặc thay thế cũng vì Nafta.

Nafta cũng là một thắng lợi đáng kể với cựu tổng thống Clinton sau một thời gian khó khăn vì những tranh cãi trong quốc hội. Ông Clinton lúc đó chỉ giành được vừa đủ số phiếu ủng hộ của đảng Dân chủ để thông qua hiệp định với 234 phiếu so với 200 phiếu ở Hạ viện và 61 phiếu so với 38 phiếu tại Thượng viện.

Tổng thống Obama có thể sẽ lặp lại với chiến thắng tương tự vì khi làm việc với lãnh đạo đảng Cộng hoà ở Thượng viện và Hạ viện, ông đã giành được phán quyết thông qua cuối cùng. Đây là bước quyết định cho phép Nhà Trắng đại diện trước Quốc hội cho phép một cuộc bỏ phiếu trực về vấn đề này mà không cần có sự điều chỉnh.

Nhưng quy trình pháp lý có thể kéo dài hơn do nhiều thành viên đảng Dân chủ cũng như các nhóm tiến bộ và nhóm liên minh vẫn kịch liệt phản đối TPP.

Theo Nhật Linh

NDH

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên