Việt Nam cần tăng trưởng bao nhiêu để đạt mục tiêu về GDP bình quân đầu người vào các năm 2030, 2045 và đuổi kịp một số nước?
Các phương án tăng trưởng theo mục tiêu về GDP bình quân đầu người đến năm 2025, 2030 và 2045 đang được nghiên cứu đề xuất, cụ thể là đến năm 2025, GDP bình quân đầu người nước ta thuộc nhóm thu nhập trung bình cao, đến năm 2030 thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 thuộc nhóm nước có thu nhập cao.
- 02-06-2020Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2020 cao hơn 1,3 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước
- 31-05-2020Góc nhìn: Khi Việt Nam xuất siêu mạnh và tăng trưởng GDP cao, ai mới thực sự mừng?
- 29-05-2020Tại sao Trung Quốc chưa thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới dù có lúc GDP ngang giá sức mua còn nhỉnh hơn Hoa Kỳ?
-
Trong quá trình phối hợp các chính sách tài khóa và tiền tệ, không có công thức chung và lời giải chắc chắn đúng. Bất kỳ phương án nào cũng đòi hỏi một mức độ quyết đoán và chấp nhận rủi ro.
-
Gói Hỗ trợ an sinh lần 2 phải được thực hiện kịp thời để nhóm người lao động bị ảnh hưởng nặng nề sẽ vượt qua được thời khắc khó khăn nhất, vào lúc cần thiết nhất…
Với tầm nhìn 10 năm, sau đây chúng tôi xin giới thiệu các kịch bản tăng trưởng của Việt Nam do nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất hướng đến các năm 2030 và 2045, và nếu muốn đuổi kịp một số nước trong khu vực thì cần tăng trường bao nhiêu trong thời gian tới.
Tương quan so sánh giữa Việt Nam và 3 nước có nhiều nét tương đồng (Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc).
Năm 2018, Việt Nam đạt mức GDP/người là 6676 USD (PPP), tương đương với Hàn Quốc năm 1984 (thua kém 34 năm); Malaysia năm 1978 (thua kém 40 năm) và Trung Quốc 2006 (thua kém 12 năm).
Hình dưới mô tả sự gia tăng GDP bình quân đầu người (theo PPP) trong giai đoạn 1980-2018 của Việt Nam và ba quốc gia được chọn để so sánh.
GDP/người (PPP) của Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc, giai đoạn 1980-2018Các kịch bản tăng trưởng kinh tếVới giả định 3 quốc gia này giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như hiện nay, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra các kịch bản tăng trưởng cho Việt Nam như sau:
Kịch bản 0 – Duy trì mức tăng trưởng hiện tại
Kịch bản tăng trưởng 0
Như vậy, nếu Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP khoảng 6%/năm, thì GDP/người (PPP) của Việt Nam:
- Năm 2030 đạt 11989 USD tương đương với Hàn Quốc 1990, Malaysia 1992, Trung Quốc 2013
- Năm 2045 đạt 24925 USD, tương đương với Hàn Quốc 2004, Malaysia 2015, Trung Quốc 2026
Kịch bản 1 – Tăng trưởng theo mô hình Malaysia
Kịch bản tăng trưởng 1
- Năm 2030 đạt 14214 USD, tương đương với Hàn Quốc 1993, Malaysia 1995, Trung Quốc 2016
- Năm 2045 đạt 36556 USD, tương đương với Hàn Quốc 2018, Malaysia 2026, Trung Quốc 2033
Kịch bản 2 – Tăng trưởng theo mô hình Hàn Quốc
Kịch bản tăng trưởng 2
Nếu theo đuổi mô hình Hàn Quốc, với tăng trưởng hai giai đoạn: 2021-2025 đạt trung bình 7-8%/năm để tạo nền tảng và 2026-2045 đạt trung bình 10%/năm, thì GDP/người (PPP) của Việt Nam:
- Năm 2030 đạt 15963 USD, tương đương với Hàn Quốc 1995, Malaysia 2001, Trung Quốc 2018
- Năm 2045 đạt 58143 USD, tương đương với Hàn Quốc 2037, Malaysia 2039, Trung Quốc 2042
Kịch bản 3 – Mô hình Trung Quốc
Kịch bản tăng trưởng 3
Nếu Việt Nam tăng trưởng nóng liên tục 10%/năm trong giai đoạn 2021-2045, thì GDP/người (PPP) của Việt Nam:
- Năm 2030 đạt 18778 USD, tương đương với Hàn Quốc 1997, Malaysia 2006, Trung Quốc 2021
- Năm 2045 đạt 68397 USD, tương đương với Hàn Quốc 2043, Malaysia 2044, Trung Quốc 2045
Như vậy, đến năm 2045:
- Kịch bản 1: Khoảng cách Việt Nam và 3 nước ngày càng xa (20-40 năm), Việt Nam vẫn chỉ thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình cao vào 2045
- Kịch bản 2: Khoảng cách Việt Nam và 3 nước hầu như được duy trì như hiện nay (12-30 năm)
- Kịch bản 3: Khoảng cách Việt Nam và 3 nước được rút ngắn (chỉ còn 3-10 năm)
- Kịch bản 4: Việt Nam đuổi kịp 3 nước vào 2045
Các kết quả này được phản ánh tại Hình dưới đây.
Tổng hợp các kịch bản tăng trưởng
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu phân tích thêm của nhóm tác giả tại sao 3 mô hình tăng trưởng này được lựa chọn để tham khảo và Việt nam hiện tại có những nét tương đồng gì với 3 nước tại các thời điểm "cải cách quan trọng" để thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" của các nước này.