Việt Nam đón khách VIP: Ở phòng 5,5 triệu, tiền ăn 1,2 triệu/ngày, quà tặng 1,3 triệu/người
Dự thảo thông tư quy định về chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam...
- 24-06-2017Chi 130 tỷ làm Lễ hội pháo hoa 2017, khách du lịch tới Đà Nẵng tăng gấp rưỡi
- 20-06-2017'Dân phượt vừa đi vừa xả rác, làm hỏng cảnh đẹp, phần nào khiến khách du lịch một đi không trở lại'
- 30-05-20175 tháng đầu năm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng gần 30%, Trung Quốc tăng 55%
Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.
Theo đó, Bộ Tài chính đưa ra nhiều tiêu chí kinh phí về chỗ ở, đi lại, ăn uống, tặng phẩm, tiệc chiêu đãi...
Về tiêu chuẩn thuê chỗ ở, theo Bộ Tài chính, với khách hạng đặc biệt, tiêu chuẩn phòng ở khách sạn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt.
Đoàn là khách hạng A, với trưởng đoàn được hưởng kinh phí ở mức tối ta 5,5 triệu đồng/người/ngày. Còn lại là phó đoàn và đoàn viên thì từ 3,5-4,5 triệu đồng/ngày.
Với các đoàn khách hạng B mức thuê phòng dao động từ 2,8 -4,5 triệu đồng/người/ngày tuỳ vào chức vụ. Đoàn khách hạng C có chi phí thuê phòng thấp hơn khoảng 2-2,8 triệu đồng/người/ngày.
Các khách quốc tế khác được chi tối đa khoảng 800.000 đồng/người/ngày.
Bộ Tài chính cũng lưu ý với các trường hợp do yêu cầu đối ngoại đặc biệt cần thuê phòng theo tiêu chuẩn cao hơn mức quy định tối đa nêu trên, thì thủ trưởng cơ quan tiếp khách quyết định mức chi thuê phòng trên tinh thần tiết kiệm và tự sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp.
Với tiêu chuẩn ăn, đoàn khách hạng A, Bộ Tài chính quy định tối đa là 1,2 triệu đồng/ngày/người. Đoàn khách hạng B là 900.000 đồng/ngày/người. Khách hạng C được chi ở mức 700.000 đồng/ngày/người. Với các khách mời quốc tế khác được chi ở mức bình quân 500.000 đồng/ngày/người.
Mức chi ăn hàng ngày bao gồm cả tiền đồ uống, rượu bia, nước uống được sản xuất tại Việt Nam.
Đặc biệt, theo Bộ Tài chính với các khách hạng A, hạng B, hạng C còn được tổ chức chiêu đãi một lần với mức chi tiêu đãi khách tối đa không vượt quá mức tiền ăn một ngày của khách.
Với khách hạng đặc biệt, thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình, đề án đón đoàn.
Mức chi chiêu đãi trên bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam) và được áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch phía Việt Nam tham gia tiếp khách (danh sách đại biểu phía Việt Nam được căn cứ theo chương trình, đề án đón đoàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Ngoài ra, dự thảo cũng yêu cầu quà tặng cho các đoàn khách nước ngoài là sản phẩm do Việt Nam sản xuất và thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc. Mức chi từ 400.000-1,3 triệu đồng/người.
Đối với khách trong nước, mức chi mời cơm là 300.000 đồng/suất và giải khát là 30.000 đồng/buổi (nửa ngày)/người.
Về tặng phẩm, dự thảo cũng nêu rõ với đoàn khách hạng A, mức tối đa của quà tặng là 1,3 triệu đồng/người cho trưởng đoàn, với các đại biểu là 400.000 đồng/người. Với khách hạng B, mức chi quà tặng dao động từ 400.000 - 800.000 đồng/người. Khách hạng C, mức chi từ 400.000 - 600.000 đồng/người.
Ngoài ra, dự thảo còn quy định chi tiết nhiều hạng mục chi tham quan, đi cơ sở, và chế độ tiếp khách nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Việt Nam chi một phần chi phí, chế độ chi hội thảo, hội nghị quốc tế…
Nguồn kinh phí để đón tiếp được Bộ Tài chính quy định lấy từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, Bộ cũng nhấn mạnh các cơ quan Nhà nước, đơn vị phải thực hiện tiết kiệm trong việc tiếp khách trong nước, tiếp khách đơn giản, không phô trương hình thức…
Vneconomy