Vinasun khép lại năm 2022 hoàn hảo: Lợi nhuận cao nhất kể từ 2018, thoát cảnh hủy niêm yết
Vinasun có lãi trong cả 4 quý năm 2022, với doanh thu tăng mạnh so với các năm trước trong bối cảnh taxi truyền thống đang dần lấy lại vị thế.
- 24-01-2023CEO Selex Motors: Bỏ vị trí Giám đốc dự án công nghệ quốc phòng ở Viettel để nuôi giấc mơ xây hệ sinh thái xe điện trong căn phòng bỏ hoang rộng 10m2
- 23-01-2023Ông bà chủ nhà Masan: Cặp vợ chồng tuổi Mão gây dựng Tập đoàn bán lẻ, tiêu dùng 6 tỷ USD của Việt Nam
- 22-01-2023PNJ lãi kỷ lục trong năm 2022, doanh thu vàng 24K tăng 75%
Công ty cổ phần Ánh dương Việt Nam (Vinasun) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022.
Theo đó, doanh thu thuần Vinasun đạt 325 tỷ đồng, giảm nhẹ so với quý 3/2022, nhưng vẫn ở mức tốt trong 3 năm gần đây. Vinasun cho biết, trong quý 4 vừa qua số lượng xe cuả công ty tham gia hoạt động kinh doanh luôn đạt 100%. Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Lợi nhuận gộp của Vinasun đạt 86 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 46 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 55 tỷ đồng.
Như vậy, sau khi liên tiếp thua lỗ trong hai năm 2020 và 2021, Vinasun đã có lãi trở lại trong cả 4 quý của năm 2022.
Lũy kế cả năm, Vinasun đạt doanh thu thuần 1.089 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế là 185 tỷ đồng trong khi năm ngoái lỗ 277 tỷ đồng. Với kết quả này, Vinasun chính thức không lâm vào tình trạng thua lỗ 3 năm liên tiếp.
Sự trở lại của Vinasun không phải là cá biệt. Theo nhận định của người trong ngành, taxi truyền thống nói chung đang dần lấy lại vị thế sau một thời gian dài bị taxi công nghệ chiếm thị trường.
Có nhiều nguyên nhân khiến gió đổi chiều. Một trong số đó là vấn đề giá cước. Taxi truyền thống được cho là có giá cước niêm yết rõ ràng, ít biến động, trong khi taxi công nghệ giá cả mỗi lần đặt xe lại khác nhau cho dù cùng một cung đường. Đó là chưa kể taxi công nghệ còn thu thêm nhiều loại phụ phí trong một số trường hợp như phụ phí ban đêm, phụ phí thời tiết, phụ phí thêm điểm đến, phụ phí thay đổi điểm đến... Hay trong chính những ngày lễ, Tết như hiện nay, chi phí cho việc gọi taxi công nghệ được đội lên cao hơn so với bình thường.
Bên cạnh đó, taxi công nghệ dù phát triển nhanh nhưng đương nhiên không thể đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu thị trường, đặc biệt trong giờ cao điểm. Trong những khung giờ này, việc đặt xe công nghệ là vô cùng khó khăn và lúc này, lựa chọn taxi truyền thống lại trở nên nhanh gọn hơn rất nhiều. Chính điều này đã phần nào giúp taxi truyền thống duy trì sự tồn tại chứ không hoàn toàn biến mất.
Về phía cánh tài xế, chính họ cũng phải thừa nhận thời kỳ 'ngon ăn' của taxi công nghệ đã qua đi. Trước kia, các hãng taxi công nghệ dùng sức mạnh tài chính vượt trội đã chia phần trăm cho tài xế ở mức cao, đi kèm với nhiều khoản thưởng để lôi kéo tài xế. Đồng thời taxi công nghệ cũng tung nhiều chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng.
Giờ đây, sau khi chiếm phần lớn thị phần, taxi công nghệ bắt đầu phải tính đến bài toán lợi nhuận, nên vừa giảm hoa hồng của tài xế khiến việc 'kiếm ăn' trở nên khó khăn hơn, vừa giảm các chương trình khuyến mãi cho khách hàng. Vì vậy, nhiều tài xế đã lựa chọn tắt app và quay về với taxi truyền thống và cũng nhiều khách hàng nghĩ tới taxi truyền thống trước khi tìm tới app đặt xe công nghệ.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Quý 4/2022
Xem tất cả >>- Kiếm đậm từ bán vé, phí gửi đồ và fastfood cũng thêm vài chục tỷ, Công viên nước Đầm Sen lần đầu báo lãi trăm tỷ đồng
- Doanh nghiệp BĐS: Mỗi ngày “mở mắt” phải trả hàng chục tỷ tiền lãi, riêng Novaland có chi phí lãi vay thấp "kỳ lạ"
- Trong khi nhiều doanh nghiệp gánh cả nghìn tỷ chi phí lãi vay, những DN này vẫn ung dung khi gần như không phải trả đồng nào
- Hải An (HAH) báo lãi hơn 1.000 tỷ năm 2022, sự cố va chạm của tàu Hải An City ước tính tổn thất 200 tỷ, được bồi thường 150 tỷ đồng
- Sau một năm thăng hoa nhờ Covid, doanh nghiệp sản xuất bao cao su duy nhất trên sàn chứng khoán rơi mất 30% doanh thu, lãi giảm một nửa