MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Với tình hình lãi suất hiện nay, giữ tiền VND hay USD có lợi hơn hơn?

28-03-2017 - 21:14 PM | Tài chính - ngân hàng

Tại buổi Giao lưu trực tuyến "Đường đi của lãi suất 2017" do báo Tri Thức trẻ phối hợp với CafeF tổ chức chiều 28/3, các chuyên gia đều cho rằng với tình hình lãi suất hiện nay việc giữ tiền VND vẫn có lợi hơn giữ USD.

TS Cấn Văn Lực
TS Cấn Văn Lực
Chuyên gia tài chính ngân hàng
287 bài viết

Với tình hình lãi suất hiện nay, một vấn đề được quan tâm là việc giữ tiền VND hay USD có lợi hơn hơn? Theo tính toán của ông Nguyễn Đức Hùng Linh, GĐ Khối Phân tích công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) với các giả định vể chính sách tiền tệ giúp ổn định tỷ giá, việc giữ tiền VND vẫn có lợi hơn giữ USD. Ngay cả trường hợp người gửi tiền ở Mỹ với lãi suất 2%, họ mang sang Việt Nam, bán USD và gửi tiền gửi VND với lãi suất 7%, sau khi trừ đi biến động tỷ giá 2-3% thì vẫn có lợi hơn.

Trong khi đó, chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực cho rằng lãi suất huy động USD là 0%, giả sử có quyết định nới lên 0,25% thì cũng là mức rất thấp. Trong khi đó, nếu gửi VND trong 1 năm, được hưởng lãi suất 6,5-7%/năm. Giả sử lạm phát so với cùng kỳ là 4,7% thì người gửi tiền VND vẫn được hưởng lãi suất dương.

"Chính phủ đang không khuyến khích người dân huy động và cho vay USD và ổn định chính sách tiền tệ nên sẽ không có nhiều biến động về tỷ giá. Gửi tiền cũng là một kênh đầu tư khá hiệu quả hiện nay", ông Lực chia sẻ.

Là một trong số nhóm các chuyên gia đề xuất việc nên cân nhắc việc nâng trần lãi suất huy động USD từ dân cư, TS Cấn Văn Lực chỉ ra một số điểm tích cực đó là, tăng lãi suất USD là phù hợp xu thế tăng lãi suất của FED. Điều này tạo tâm lý cho người Việt Nam là không quá thiệt thòi khi gửi USD.

Thứ hai, người dân và doanh nghiệp vẫn còn nhu cầu vay ngoại tệ. Ước tính tỷ lệ đô la hóa hiện nay tầm 9-10%, và chúng tôi cho rằng Nhà nước vẫn cần duy trì tỷ lệ đô la hóa.

Ba là bài toán hiệu quả. Nếu không cho phép nâng trần huy động USD mà NH Việt Nam phải đi vay nước ngoài với lãi suất 1- 3% thì chi phí này rất lớn so với mức lãi suất huy động 0,25%.

Bốn là một số NHTM huy động USD không được phép trả lãi suất nhưng vẫn có hình thức hoa hồng các thứ. Nếu cho huy động có lãi suất thì sẽ giúp minh bạch hóa hệ thống.

Theo ông Lực nếu tăng lãi suất huy động USD từ dân cư sẽ không phải quá lo về việc đô la hóa vì đó chỉ là hình thức huy động vốn của người dân cho nền kinh tế.

Nhóm PV

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên