MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vụ án chạy thận: LS của Trương Quý Dương nói VKS không xem xét lời của các chuyên gia!

23-01-2019 - 14:40 PM | Sống

Luật sư Nam - bào chữa cho bị cáo Trương Quý Dương cho rằng, bản luận tội chỉ đọc lại nội dung của cáo trạng, gây bất lợi cho bị cáo Dương và các bị cáo khác.

Sáng nay (22/1) phiên tòa xét xử vụ án chạy thận ở Hòa Bình chuyển sang phần tranh tụng. Trước đó, vào chiều hôm qua, đại diện VKS đã đọc bản luận tội các bị cáo, trong đó đề nghị mức án cho bị cáo Trương Quý Dương (cựu Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình) là 30-36 tháng tù vì tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

"Không thể quy kết bị cáo Dương tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"

Bước vào phần tranh tụng, luật sư Nam cho rằng, trong bản luận tội chỉ đọc lại nội dung của cáo trạng, gây bất lợi cho bị cáo Dương và các bị cáo khác. Cần xem xét về việc luận tội có chính xác hay không.

Theo cáo trạng, bị cáo Dương bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, LS Nam cho rằng việc truy tố là chưa đúng căn cứ.

"Nghe phần luận tội tôi thất vọng, suốt quá trình diễn ra, những người được triệu tập mới đến, VKS không đánh giá những lời trình bày của chuyên gia, tác động ra sao. Bản luận tội hôm qua đọc lại toàn bộ cáo trạng và bổ sung thêm nhiều tình tiết bất lợi cho bị cáo Trương Quý Dương và các bị các khác", LS Nam phát biểu.

LS Nam cho rằng, mục đích của việc thành lập đơn nguyên lọc máu là để phục vụ người dân, phải thông qua rất nhiều cấp, nhiều đơn vị để đưa ra được quyết định thành lập. Trong cáo trạng và trong quan điểm luận tội vẫn cho rằng, việc thành lập đơn nguyên là không được phép và không đúng yêu cầu của quy định, ông Nam cho rằng cần xem xét quan điểm này thấu đáo.

"Lọc máu là một kỹ thuật, ở đây đang cho rằng việc thành lập đơn nguyên không đúng quy định, chúng tôi cũng muốn sự có mặt của đại diện Sở nội vụ để hỏi rằng, căn cứ nào cho rằng không có khái niệm đơn nguyên. Bộ Y tế đã có khái niệm đơn nguyên, không thể căn cứ vào văn bản của Sở Nội vụ để cho rằng không được thành lập đơn nguyên.

Cách trả lời của sở nội vụ ảnh hưởng rất nhiều đến quan điểm tố tụng và ảnh hưởng bất lợi đến bị cáo Trương Quý Dương".

Theo QĐ 23/2005 của BYT, lọc máu chu kỳ là kỹ thuật, được sắp xếp là 1 chuyên khoa, chuyên ngành, BVĐK HB có quyền đưa kỹ thuật lọc máu vào trong khoa HSTC. Theo các chuyên gia của BV Bạch Mai, hiện nay kỹ thuật thận nhân tạo được triển khai ở rất nhiều nơi, ngay cả tuyến xã.

Trên cơ sở được phê duyệt, BV đã triển khai kỹ thuật lọc máu nằm trong khoa HSTC. Việc thành lập đơn nguyên này không vi phạm quy định về quyền tự chủ. Cái chính ở BVĐK HB là thực hiện tự chủ về mặt tài chính.

Sở Y tế cũng có văn bản giao quyền tự chủ về tài chính ghi rõ BVĐK thực hiện tự chủ tài chính, việc thành lập đơn nguyên lọc máu là hoàn toàn đúng cơ sở pháp luật.

15/3/2010, ông Khiếu đã thực hiện việc ký các hợp đồng chuyển giao kỹ thuật công nghệ về lọc máu. Các chuyên gia BV BM toà án triệu tập đều trả lời rằng ở đó cũng không có kỹ sư biên chế tại khoa lọc máu mà cũng sử dụng cán bộ kỹ thuật ở phòng vật tư. Việc cáo trạng quy kết rằng việc thành lập không có kỹ sư là không có sức thuyết phục.

"Không thể quy kết bị cáo thiếu trách nhiệm trên cơ sở sự cẩu thả của người khác"

Về vấn đề quy kết thiếu kiểm tra lọc máu, LS bào chữa cho bị cáo Dương cho rằng, trong việc đánh giá kiểm tra không có nội dung như trong cáo trạng quy kết là để cho tuỳ tiện thực hiện. Bất cứ đề xuất báo cáo nào của đơn vị cấp dưới trong phạm vi tốt nhất có thể, bị cáo Dương chưa từ chối bao giờ.

Hàng năm Sở Y tế đều thực hiện kiểm tra thanh tra nhưng không có ý kiến nào về việc tổ chức cũng như quy trình chạy lọc thận. Bị cáo ở vị trí tổ chức nhưng không có điều kiện để kiểm tra trực tiếp tất cả các quy trình nên không thể quy kết như nội dung của cáo trạng. Ở BV Bạch Mai cũng như vậy - khoa TNT chỉ quy mô hơn thôi nhưng cách quản lý cũng tương tự như ở HB.

Bị cáo Dương không thể kiểm tra trực tiếp tất cả các công việc đó, khái niệm trách nhiệm rất rộng (trách nhiệm hình sự, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm lương tâm). Có rất nhiều trường hợp xảy ra , người đứng đầu xin từ chức mặc dù không bị quy trách nhiệm. Không thể quy kết trường hợp này thành trách nhiệm hình sự.

Về việc sử dụng thiết bị y tế, VKS cho rằng Trương Quý Dương vi phạm quy định về quản lý thiết bị y tế. Với trách nhiệm của người quản lý khoa và được uỷ quyền quản lý thiết bị y tế, ông Hoàng Đình Khiếu là người có trách nhiệm.

Không phải kỹ thuật nào BV cũng phải ban hành quy trình nếu quy trình đó đã có cấp trên ban hành, trừ trường hợp BV cảm thấy cần thiết. Ở đây, quy trình thận nhân tạo đã được BYT ban hành. Quy trình đã được chuyển giao từ BV Bạch Mai.

Nếu đã có quy trình nhưng sự cố vẫn xảy ra thì đó là sự cẩu thả. Vậy thì không thể bắt người khác chịu trách nhiệm về sự cẩu thả.

Việc có quy trình hay không có quy trình không phải nguyên nhân chính, không thể quy kết bị cáo thiếu trách nhiệm trên cơ sở sự cẩu thả của người khác.

"Ở phần đề xuất mức án tôi thấy có sự áp đặt, không trên cơ sở xem xét diễn biến tình hình thực tế của BV. Toàn bộ việc thành lập đơn nguyên TNT là mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho địa phương.

Đến tận 7 năm sau mới xảy ra sự cố mà nguyên nhân không liên quan đến cáo buộc thiếu trách nhiệm của bị cáo, tôi cho rằng hành vi không phù hợp và mức án cũng không phù hợp", LS Nam nhấn mạnh.

Theo đánh giá, hiệu quả của lọc thận rất cao. Dù VKS đã có tình huống giảm nhẹ nhưng chưa căn cứ vào lợi ích mà bị cáo đem lại cho nhân dân ở địa phương mình. VIệc cáo buộc như thế là chưa căn cứ và không có tình.

Ngay trong phần luận tội, VKS kiến nghị xử lý trách nhiệm của ông Hoàng Công Tình về hành vi thiếu trách nhiệm. Ở đây người gần nhất với công việc là người phải chịu trách nhiệm cao nhất.

LS Nam cho rằng, ông nói như vậy không có nghĩa đưa ông Hoàng Công Tình vào việc xử lý nhưng muốn đặt ra sự so sánh. Bởi lẽ Dương giao cho Khiếu, Khiếu giao cho Tình, nếu đặt trách nhiệm của ông Hoàng Công Tình mà không đưa ra xem xét thì không đủ căn cứ khách quan để xem xét vụ án.

Trong trường hợp nếu ông Hoàng Công Tình cũng là người thiếu trách nhiệm mà không giải quyết trong một vụ án thì việc xem xét trách nhiệm của người khác không đủ cơ sở.

Ngay sau phần bào chữa này, HĐXX lưu ý luật sư khi bào chữa cho thân chủ của mình không nên quy kết cáo buộc người khác.

Tuy vậy, LS bào chữa cho bị cáo Dương vẫn nêu rõ quan điểm đề nghị với những tình tiết hiện nay là chưa đủ căn cứ buộc tội Trương Quý Dương. Nếu buộc tội thì phải đưa vào xem xét với bị cáo khác trong cùng 1 vụ án để đảm bảo công bằng.

LS Quyền - cũng bào chữa cho bị cáo Dương đính chính rằng, cáo trạng của VKS không đề cập đến đơn nguyên lọc máu thành lập trái pháp luật.

Cáo trạng số 01 của VKS ngày 15/2018 cáo buộc D về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng vì Dương với nhiệm vụ là người đứng đầu BV đã buông lỏng quản lý để cấp dưới sai phạm trong thời gian dài. Bản luận tội của VKS không khác cáo trạng đáng kể.

VKS nói gì?

Bà Hằng, đại diện VKS cho biết có nghe rõ những ý kiến của chuyên gia nhưng "chúng tôi đánh giá không có gì có lợi và không có bất lợi với bị cáo Dương nên không áp dụng".

"Chúng tôi đã đánh giá chứng cứ cả buộc và gỡ, chúng tôi cũng đánh giá hoạt động lọc máu trong thực tế là cần thiết nên không cáo buộc việc thành lập trái quy định nhưng vẫn bắt buộc phải đảm bảo theo quy chế công tác khoa học máu. Chúng tôi cáo buộc bị cáo Dương không bố trí ai làm kỹ sư, kỹ thuật viên hoặc không bố trí ai làm nhiệm vụ của 2 vị trí trên.

Việc bố trí nhân lực thực hiện nhiệm vụ kỹ sư, kỹ thuật viên thì chúng tôi cũng cho rằng đó là nhiệm vụ của trưởng khoa, nhưng chúng tôi có quan điểm khi GĐ đã giao thì phải có kiểm tra đôn đốc cấp dưới. Việc quản lý tất cả các khoa phòng thuộc thẩm quyền của Giám đốc, không thể nào 1 mình ông Khiếu có thể thực hiện được nội dung này" - bà Hằng nhấn mạnh.

Đối với nhiệm vụ kiểm tra giám sát, VKS cáo buộc bị cáo Dương buông lỏng trong quản lý dẫn đến sai phạm của cấp dưới.

Bị cáo Dương buộc phải giám sát kiểm tra với đơn nguyên lọc máu vì là người ký hợp đồng sửa chữa. Bị cáo Dương cần giao cho cấp dưới giám sát hoạt động sửa chữa 3 hệ thống RO. Sự buông lỏng của Trương Quý Dương dẫn đến việc cấp dưới cũng không quan tâm đến chất lượng nước.

Về nội dung không xây dựng quy trình, quy chế sử dụng thiết bị y tế, VKS cho rằng bằng những chuyển giao của BV Bạch Mai thì cần hiểu là chất lượng nước rất quan trọng, phải ban hành quy trình để kiểm tra chất lượng nước, có kết quả kiểm tra chất lượng nước trước khi đưa vào sử dụng. Nhiệm vụ của BGĐ là phải ban hành hành lang pháp lý cho cấp dưới triển khai.

Quan điểm hệ thống RO không giao cho ai quản lý, quan điểm của VKS là việc giao hệ thống RO không phải để quản lý mà để vận hành và việc vận hành này rất tuỳ tiện. VKS giữ nguyên quan điểm là cáo buộc về bị cáo Trương Quý Dương là hoàn toàn chính xác.

Bản luận tội của VKS đề nghị mức án cho các bị cáo như sau: Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh) 4-5 năm tù; Hoàng Công Lương 36-42 tháng tù; Sơn 42-48 tháng tù; Hoàng Đình Khiếu (cựu Phó Giám đốc Bệnh viện) 36-42 tháng tù; Trần Văn Thắng ( cựu Trưởng phòng Vật tư y tế) 36-42 tháng tù; Trương Quý Dương (Cựu Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) 30-36 tháng tù; Đỗ Anh Tuấn 36-42 tháng tù (Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn).

Ngoài ra một số những người liên quan cũng được VKS đề nghị xử lý, trong đó cái tên Hoàng Công Tinh- Phó khoa Hồi sức Cấp cứu (BV tỉnh Hoà Bình) đã bị VKS nhắc đến. Cụ thể, VKS yêu cầu HĐXX xử lý với vai trò thiếu trách nghiệm của ông Hoàng Công Tình, yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra sẽ điều tra đối với hành vi này.

Theo Nhóm PV

Trí thức trẻ

Trở lên trên