Vừa thành lập đã được 2 “ông lớn” rót 1 triệu USD, startup Pavana có gì đặc biệt?
Sản phẩm đang trong quá trình thử nghiệm của Pavana
Pavana hoạt động trong một thị trường ngách là Camera AI cho ô tô và giám sát nhà máy. Người sáng lập startup này là một tên tuổi có tiếng trong làng công nghệ Việt Nam.
- 22-07-2021Vĩnh Hoàn "bắt tay" CJ và Baemin rót vốn vào startup thịt tôm nhân tạo tại Singapore, hướng đến công nghiệp protein thay thế
- 20-07-2021Startup số hoá nền tảng 3D định giá công ty 100 tỷ, Shark Hưng hào phóng nâng giá mua dù cho rằng giải pháp này giống Google Street View
- 19-07-2021Startup chấm công bằng GPS và nhận diện khuôn mặt định giá 5 triệu USD, không chịu nhượng bộ Shark Bình khiến Shark gọi là "kẻ đào mỏ trên Shark Tank"
Công ty cổ phần công nghệ Pavana vừa chính thức đăng ký kinh doanh vào ngày 16/07/2021, trở thành cái tên "mới toanh" trong làng công nghệ Việt. Tuy nhiên, startup này đã ngay lập tức được 2 công ty công nghệ lớn là CNCTech và Sky Light quyết định rót vốn đầu tư lên tới 1 triệu USD.
Ông Nguyễn Trung Kiên – Founder kiêm CEO của Pavana cho biết, Pavana theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu phát triển và sản xuất camera thông minh cho xe hơi, xe bus và giám sát các nhà máy. Đây là lĩnh vực mới không chỉ tại Việt Nam và cả trên thế giới.
Startup này có hai mảng việc chính là (1) vừa cung cấp dịch vụ outsourcing về Camera cho các ODM (Original Design Manufacturing, tạm dịch: nhà sản xuất thiết kế gốc) và (2) vừa phát triển sản phẩm mang thương hiệu riêng.
"Từ trước đến nay, ở Việt Nam, khi nhắc đến Outsourcing là nghĩ đến phát triển phần mềm, nhưng Pavana đặt mục tiêu làm outsourcing cả phần mềm, phần điện tử và cơ khí kiểu dáng" – Ông Kiên nói.
Theo đó, các dự án outsourcing giúp Pavana tích lũy kinh nghiệm, tiếp cận được với khách hàng lớn, đối tác lớn và có dòng tiền tái đầu tư cho R&D. Việc phát triển sản phẩm mang thương hiệu riêng để giải quyết các nhu cầu cụ thể của khách hàng ở thị trường ngách, không cạnh tranh với sản phẩm của khách hàng outsourcing.
Ông Nguyễn Trung Kiên – Founder kiêm CEO của Pavana
Giải thích về lý do chọn lĩnh vực này, ông Nguyễn Trung Kiên cho biết, thông thường, nhắc đến Camera AI là nói đến nhận diện khuôn mặt, chấm công cho văn phòng hay camera an ninh cho gia đình. Lĩnh vực này ở Việt Nam đã có một số công ty đã theo đuổi và trên thế giới có nhiều thương hiệu lớn.
Camera AI cho ô tô là thị trường ngách, có tiềm năng tăng trưởng rất lớn khi sản lượng xe ô tô thông minh sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Với công nghệ AI giải quyết những bài toán rất cụ thể, có tính hiện thực hóa cao, Pavana có lợi thế lớn để chiếm lĩnh thị trường nội địa và tiến tới xây dựng thương hiệu mang tầm quốc tế.
Đối với sản phẩm Camera AI dùng trong hệ thống giám sát nhà máy, bao gồm đảm bảo an ninh, an toàn, nâng cao hiệu suất nhà máy đòi hỏi có am hiểu sâu sắc (insights) về lĩnh vực sản xuất và hoạt động của Nhà máy và đội ngũ của Pavana là những người có kinh nghiệm như vậy.
Được biết, Founder Nguyễn Trung Kiên là Tiến sĩ về điện tử viễn thông tại Đại học Hannover Leibniz (Đức), sau đó trở thành Giám đốc Sản phẩm, quản lý toàn bộ quy trình phát triển sản phẩm công nghệ của công ty VNPT Technology. Trước khi khởi nghiệp với Pavana, ông Kiên là một trong những người đầu tiên gia nhập VinSmart, chịu trách nhiệm xây dựng nhà máy, thiết kế dây chuyền sản xuất và quản lý vận hành nhà máy sản xuất Thiết bị điện tử, viện trưởng Viện nghiên cứu thiết bị Gia đình, Giám đốc khối Hệ thống thông minh tại VinSmart
Hai nhà đầu tư cho startup Pavana là những tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. CNCTech – một công ty của Việt Nam do ông Nguyễn Văn Hùng sáng lập từ năm 2008, hoạt động trong 3 lĩnh vực: bất động sản công nghiệp, sản xuất gia công thuê và tích hợp công nghệ.
Với hơn 18 hecta mặt sàn nhà xưởng, trải dài từ miền Bắc tới miền Nam, CNCTech có đầy đủ hệ sinh thái phục vụ sản xuất, từ làm khuôn mẫu, sản xuất linh kiện cơ khí, sản xuất bo mạch điện tử, đến lắp ráp thành phẩm và phụ kiện. CNCTech đầu tư vào Pavana nhằm hoàn thiện hệ sinh thái từ nghiên cứu phát triển tới sản xuất, gia tăng hàm lượng công nghệ trong doanh thu của công ty. Các nhà máy của CNCTech sẽ là môi trường tốt để Pavana hoàn thiện sản phẩm Camera thông minh cho nhà máy.
Trong khi đó, Sky Light là ODM chuyên về Camera có trụ sở đặt tại Hồng Kong, với hơn 20 năm kinh nghiệm. Khách hàng của Sky Light chủ yếu ở thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Với sản lượng xuất khẩu khoảng 400.000 sản phẩm/tháng, Sky Light có mối quan hệ hợp tác chiến lược với các hãng chip lớn, có mạng lưới các nhà cung cấp linh kiện hợp tác lâu năm. Tại Việt Nam, nhà máy của Sky Light đang có gần 1.000 nhân sự.
Sky Light đầu tư vào Pavana nhằm mục đích tăng cường đội ngũ nghiên cứu phát triển phục vụ khách hàng trong lĩnh vực mới tại Việt Nam cũng như toàn cầu, tạo ra liên kết giữa hoạt động R&D và hoạt động sản xuất tại nhà máy ở Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Sky Light, Pavana có tiềm năng lớn để đi ra thị trường Quốc tế ngay từ ban đầu.
Đại diện hai nhà đầu tư này cho biết, việc rót vốn đã được quyết định ngay sau khi nghe các Founder của Công ty trình bày về chiến lược phát triển công ty, định hướng phát triển sản phẩm, thậm chí từ khi Pavana chưa đăng ký kinh doanh vì họ đánh giá Pavana là mảnh ghép họ đang tìm kiếm và mảng sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng rất lớn.
Doanh nghiệp và tiếp thị