MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

WEF: Cần đặt việc giảm phụ thuộc vào bao bì nhựa, túi ni lông, bếp than tổ ong,... lên hàng đầu

Bất chấp nhiều nỗ lực để cùng hướng tới mục tiêu không còn lượng khí phát thải nào ra ngoài môi trường vào năm 2050, lượng khí thải trên toàn cầu vẫn có xu hướng tăng.

Thời điểm hiện tại vẫn chưa phải là quá muộn để ngăn chặn vấn đề biến đổi khí hậu. Theo nhiều nghiên cứu mới, việc khử khí thải cacbon đủ nhanh và kiểm soát các nguồn phát thải kịp thời để đối phó với biến đổi khí hậu vẫn hoàn toàn có thể. Và tất nhiên việc này cần sự thay đổi nhanh chóng trong cả suy nghĩ và hành động của tất cả mọi người.

Trong một báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS), những biện pháp can thiệp khiến công chúng ít phụ thuộc hơn vào các loại nhiên liệu hóa thạch đã được nhấn mạnh. Điều này có thể đóng vai trò là chất xúc tác để mang lại sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, cộng với việc ứng dụng công nghệ để hướng tới một tương lai bền vững hơn.

Ngoài ra, bằng cách giảm tính kinh tế của các loại nhiên liệu truyền thống, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư vào các loại nhiên liệu sạch sẽ tăng đáng kể. Điều này có thể thực hiện từ các việc làm cụ thể như:

Loại bỏ các khoản trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy động lực để phi tập trung hóa các hệ thống năng lượng. Việc này sẽ giúp tăng tính cạnh tranh về mặt kinh tế cho hệ thống sản xuất và lưu trữ năng lượng sạch.

Khuyến khích các thị trường tài chính thoái vốn tài sản liên quan đến nhiên liệu hóa thạch, chuyển hướng đầu tư sang các công nghệ ít gây ô nhiễm hơn.

Quy hoạch các đô thị thông minh được gắn với các nguồn năng lượng tái tạo.

WEF: Cần đặt việc giảm phụ thuộc vào bao bì nhựa, túi ni lông, bếp than tổ ong,... lên hàng đầu - Ảnh 1.

Cập nhật thông tin, tình hình phát thải khí nhà kính kịp thời đến công chúng.

Tăng cường các hoạt động giáo dục, tuyên truyền nhằm tăng nhận thức của công chúng với vấn đề biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, mặc dù đã có những ghi nhận về sự gia tăng nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu, những nỗ lực để ngăn chặn vấn đề này lại bị đánh giá là chưa đủ nhanh và quyết liệt.

Phần nhiều các nỗ lực đến từ việc chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch – nguyên nhân làm khí hậu nóng lên – sang các nguồn năng lược sạch như gió, mặt trời. Tuy nhiên, khí thải từ sản xuất điện vẫn tiếp tục tăng.

Lượng khí thải CO2 từ ngành năng lượng đã tăng gấp đôi kể từ thập niên 1970 và vẫn đang có xu hướng đi lên. Việc đạt tới ngưỡng mà năng lượng bền vững tạo ra lợi nhuận tài chính cao hơn than đá và dầu mỏ sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm mức phát thải CO2 và đảo ngược xu hướng.

Tuy vậy, tính kinh tế chỉ là một thành tố trong giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu cũng xác định tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy và hành vi tiêu dùng trong xã hội.

Tiến độ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu phụ thuộc vào việc chuyển đổi nhận thức thành hành động cụ thể. Vì vậy, việc chuyển sang lối sống không phụ thuộc vào các sản phẩm có nguy cơ tổn hại tới môi trường như bao bì nhựa, túi ni lông, bếp than tổ ong…cần được đặt lên hàng đầu.

WEF: Cần đặt việc giảm phụ thuộc vào bao bì nhựa, túi ni lông, bếp than tổ ong,... lên hàng đầu - Ảnh 2.

Để điều này thành hiện thực, cần thiết lập một quy chuẩn mới, bao hàm các lập trường về phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Cần phải xem xét và đánh giá lại các thói quen tiêu dùng để lên kế hoạch tuyên truyền, nhân rộng các quy chuẩn mới tiến bộ hơn.

Những thách thức về khí hậu mà chúng ta đang gặp phải đã vượt ra phạm vi biên giới của mỗi quốc gia. Điều này đòi hỏi sự chung tay hành động từ các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, các tổ chức và cộng đồng để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi sang một nền kinh tế "sạch" hơn, bền vững hơn.

Hoàng Linh

WEF

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên