Xếp hạng ngon số 2 trên thế giới, cà phê Việt Nam đã bùng nổ ra sao trong năm 2022?
Ảnh minh họa
Cà phê Việt Nam đang ngày càng vươn tầm rộng rãi ra thế giới.
- 25-02-2023Mẫu xe điện hút khách hơn Tesla Model 3 sắp có thêm phiên bản mới, giá chưa tới 800 triệu đồng
- 25-02-2023Quốc gia này chính là “thiên đường” để giao dịch dầu thô của Nga, châu Âu càng "đau đầu" trong việc cấm vận
- 25-02-2023Hãng xe điện là đối thủ nặng ký với Tesla đang khiến 3 quốc gia Đông Nam Á 'phát sốt', cạnh tranh nhau để trở thành nơi được đầu tư xây dựng nhà máy
Taste Atlas - trang du lịch trải nghiệm về ẩm thực truyền thống và được mệnh danh là "bản đồ ẩm thực của thế giới" đã đưa ra bảng xếp hạng 10 loại cà phê ngon nhất thế giới.
Đáng chú ý, cà phê sữa đá của Việt Nam được xếp ở vị trí số 2 trong số 10 loại cà phê.
Cà phê đá (nâu đá) của Việt Nam là thức uống kết hợp giữa cà phê đậm đặc, sữa đặc và đá. Theo truyền thống, loại cà phê này được pha bằng loại cà phê xay vừa hoặc thô của người Việt, điển hình là loại hạt cà phê Robusta. Sau đó sẽ được pha bằng phin nhỏ giọt chảy từ từ vào cốc. Cà phê sau đó được đổ qua đá và trộn với sữa đặc và thường được đựng trong những chiếc cốc cao.
Bên cạnh đó, cà phê đen đá cũng được nhiều người ưa chuộng bởi vị đắng, thơm của cà phê nguyên chất. Loại cà phê này sẽ không pha kèm sữa để giữ nguyên được vị của cà phê.
Vị trí số 1 thuộc về cà phê Ristretto có nguồn gốc từ Ý. Ristretto là một biến thể của Espresso hay một phương pháp pha chế khác bằng máy pha để cho ra tách cafe “cô đặc” hơn. Trong tiếng Ý, Ristretto có nghĩa là rút ngắn – restricted. “Rút ngắn” ở đây hàm ý chỉ việc các barista chỉ thực hiện chiết xuất vào giai đoạn đầu của một quá trình pha cafe mà bỏ đi giai đoạn chiết xuất cuối. So với loại cà phê espresso phổ biến mà nhiều người biết đến, Ristretto có vị đậm hơn nhưng ít đắng hơn, hương vị cân bằng hơn. Đây thực sự là một hương vị khó quên, không lẫn với bất kỳ loại cà phê nào khác.
Các loại cà phê tiếp theo ở bảng xếp hạng lần lượt là Cappuccino, Frappe và Matchiato.
Ảnh minh họa
Trong năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam được coi là 1 năm bùng nổ. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính chung cả năm 2022, xuất khẩu cà phê tăng 13,8% về lượng, tăng mạnh 32% về kim ngạch và tăng 16% về giá so với năm 2021, đạt 1,78 triệu tấn, tương đương 4,06 tỷ USD. Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Đức trong năm 2022, đạt 224.723 tấn, tương đương 473,61 triệu USD.
Xuất khẩu cà phê sang Mỹ đứng thứ 2 thị trường, đạt 129.347 tấn, tương đương 305,41 triệu USD, giá 2.361 USD/tấn.
Ngoài ra, xuất khẩu sang ý cũng tăng mạnh so với năm 2021, đạt 139.271 tấn, tương đương 295,63 triệu USD.
Theo công ty kinh doanh cà phê Volcafe, thế giới sẽ đối mặt với tình trạng thiếu cà phê năm thứ ba liên tiếp - điều chưa từng xảy ra trước đây do vụ thu hoạch thấp hơn dự kiến từ Brazil, quốc gia trồng cà phê hàng đầu thế giới. Do đó đây có thể sẽ là cơ hội cho cà phê Việt Nam sẽ bùng nổ trong năm 2023.
Nguồn cung toàn cầu sẽ giảm 3,8 triệu bao so với nhu cầu trong mùa tới, với hạt cà phê robusta thiếu hụt kỷ lục do nhu cầu về cà phê hòa tan và cà phê espresso.
“Điều này có nghĩa là mức thâm hụt chưa từng có sẽ diễn ra lần thứ ba liên tiếp. Chúng tôi dự đoán giai đoạn thắt chặt nhất sẽ bắt đầu từ tháng 8 năm 2023 và tiếp tục đến năm 2024, với dự trữ toàn cầu, đặc biệt là cà phê robusta giảm xuống mức thấp kỷ lục.” Công ty lưu ý trong báo cáo.
Theo VITIC, Taste Atlas, Bloomberg
Nhịp sống thị trường