MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xin "mật hoá" thông tin giá điện: Bộ Công Thương quá nuông chiều EVN?

Trong bối cảnh hoá đơn tiền điện của các gia đình tăng cao mà chưa có lý giải thuyết phục người dân, việc Bộ Công Thuơng xin đóng dấu mật báo cáo điều hành kinh doanh, phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá xăng dầu và giá điện chưa công bố sẽ khiến cho người dân bức xúc.

Trước ý kiến của Bộ Công thương về việc xin đóng dấu mật những thông tin trên, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng không nên đóng dấu Mật vào phương án giá điện.

VCCI đề nghị các phương án giá điện được công khai ít nhất 10 ngày trước khi được ban hành. Các quyết định tăng giá điện chỉ có hiệu lực sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày ban hành.

Còn theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long, đối với những mặt hàng do nhà nước điều chỉnh giá như xăng thì nên được giữ bí mật trước khi thay đổi nhằm tránh gây hỗn loạn thị trường, tránh đầu cơ...

Bởi thực tế cũng đã chứng minh, nhiều người lợi dụng thông tin giá xăng tăng để đầu cơ tích trữ, gây ra những nhiễu loạn trong thị trường, ảnh hưởng đến công tác điều hành quản lý.

Tuy nhiên, PGS Ngô Trí Long cho rằng, giá xăng dầu trong nước vận hành theo sự biến động của giá xăng dầu thế giới, theo cơ chế thị trường nên bộ cũng không nhất thiết phải đóng dấu mật với những thông tin này.

Ngược lại, điện là mặt hàng vừa sản xuất vừa tiêu thụ thì việc đầu cơ là không thể xảy ra. Cả công cụ quản lý và lực lượng hàng hóa đều nằm trong tay nhà nước thì không có lý do gì bộ phải lo đến đầu cơ hay nhiễu loạn thị trường.

"Đối với 2 mặt hàng sát sườn với người dân là xăng và điện thì nên có sự công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát.  Nếu bộ đề xuất đóng dấu mật cho các thông tin về 2 ngành hàng này sẽ gây ra sự bất bình trong nhân dân.

Xin đóng dấu “mật” thông đến điều hành giá điện , tôi cho rằng, Bộ Công thương đang quá “nuông chiều” ngành điện?", PGS. TS Ngô Trí Long đặt câu hỏi. 

Chuyên gia kinh tế,  TS Minh Phong cũng khẳng định, giá điện không thể "mật" bởi nguyên tắc của nó là theo cơ chế thị trường.

Thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có trách nhiệm giải trình, công khai các khoản lỗ, một số chỉ tiêu kỹ thuật nhưng những giải trình sâu hơn nữa về những đầu tư ngoài ngành, chi phí tiền lương, chi phí hợp lý, không hợp lý trong mức so sánh... thì EVN chưa có.

"Cách giải trình của EVN vẫn mù mờ và không thuyết phục và ít nhiều mang tính chất tự mình bênh vực và không có câu phản biện. Tôi cho rằng phải có tổ chức kiểm toán độc lập để phản biện những điều EVN đưa ra thì mới đảm bảo khách quan", TS Minh Phong nói.

Theo Thùy Dung

Lao Động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên