UAE giải ngân gói kích thích trị giá 70 tỷ USD hỗ trợ nền kinh tế; lợi nhuận quý I của PVN giảm 70%...
Các hợp đồng S&P 500, Dow Jones và Nasdaq tương lai đều tăng điểm mạnh, hòa chung sắc xanh của chứng khoán thế giới do tình hình ở những vùng dịch nặng nhất đang có diễn biến khả quan. Cụ thể, Tây Ban Nha, Pháp và Italy đều có số ca tử vong giảm so với cuối tuần.
Đặc biệt, chứng khoán Mỹ vẫn tăng kể cả khi ông Trump nói rằng 2 tuần tới sẽ rất tồi tệ. Nguyên nhân là bởi lần đầu tiên người chết ở New York đã giảm.
Chứng khoán châu Á kết thúc phiên hôm nay với các chỉ số bật tăng mạnh. Nikkei 225 tăng 4,24%, thị trường Australia tăng 4,33%. Chứng khoán Nhật vẫn tăng dù chính phủ của ông Abe chuẩn bị thông báo tình trạng khẩn cấp quốc gia trong vài ngày tới, nhưng cũng vừa thông báo gói kích thích kinh tế lớn chưa từng thấy, trị giá gần 1.000 tỷ USD.
Mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông sẽ đề xuất về việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, kéo dài trong 1 tháng tại 7 thành phố trong đó có Tokyo và Osaka, sau khi số ca nhiễm virus corona tăng đột biến tại một số thành phố lớn.
Ngoài ra, ông cũng công bố về gói kích thích kinh tế lớn hơn nhiều so với dự kiến, trị giá 108 nghìn tỷ yen (988 tỷ USD) để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh. Gói kích thích kinh tế này được coi là lớn nhất từ trước đến nay, có quy mô tương đương 20% GDP của Nhật Bản, vượt qua con số 60 nghìn tỷ yen (550 tỷ USD) mà đảng của ông Abe đề xuất hồi tuần trước. Thông tin chi tiết về gói này dự kiến sẽ được công bố vào ngày 7/4.
Gói kích thích này bao gồm 6 nghìn tỷ yen (54 tỷ USD) phát cho các gia đình và chủ doanh nghiệp nhỏ có thu nhập sụt giảm vì dịch bệnh. Ngoài ra, trong gói này còn có 26 nghìn tỷ yen (238 tỷ USD) được sử dụng cho việc gia hạn thời hạn nộp thuế và phúc lợi xã hội. Các khoản vay với lãi suất 0 cũng được cung cấp cho các định chế tài chính tư nhân, nhưng ông Abe không nêu chi tiết về số tiền.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.
Hơn 460.000 doanh nghiệp Trung Quốc đóng cửa lâu dài trong quý 1 năm nay, khi đại dịch do virus corona gây ra trở thành đòn giáng mạnh vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hơn một nửa trong số đó mới hoạt động chưa đến 3 năm.
Theo số liệu thống kê về đăng ký doanh nghiệp, số doanh nghiệp đóng cửa bao gồm những doanh nghiệp mà giấy phép kinh đoanh đã bị thu hồi và các doanh nghiệp tự dừng hoạt động. Trong số đó có 26.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, theo Tianyacha, hệ thống cơ sở dữ liệu thương mại chuyên thống kê số liệu được công khai.
Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động giảm đáng kể. Từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, khoảng 3,2 triệu doanh nghiệp được thành lập, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Đông Quản, một trung tâm công nghiệp thịnh vượng bên bờ sông Châu Giang, những dãy cửa hàng và nhà xưởng đóng cửa đã trở thành đặc điểm nổi bật nơi đây khi các công ty vật lộn với tình trạng không còn đơn hàng từ nước ngoài.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Trong khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tại Trung Quốc, nước này đang khuyến khích các nhà máy tăng cường sản xuất vật tư y đế để đáp ứng nhu cầu của thế giới.
Kể từ ngày 1/3 đến nay, với đơn đặt hàng từ hơn 50 quốc gia, Trung Quốc đã xuất khẩu 3,86 tỷ khẩu trang, 37.5 triệu bộ quần áo bảo hộ, 16.000 máy thở và 2.84 triệu bộ dụng cụ thử nghiệm COVID-19.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia nhập khẩu thiết bị y tế từ Trung Quốc trong đó có Hà Lan, Philippines, Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha đã lên tiếng phàn nàn về các sản phẩm y tế không đạt tiêu chuẩn hoặc bị lỗi.
Bài viết được tham khảo từ Soha.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cho đến nay, sản lượng thiệt hại trên toàn châu Âu từ việc đóng cửa các nhà máy đã lên tới hơn 1,23 triệu xe, với khoảng 1,1 triệu công nhân làm việc tại các nhà máy bị ảnh hưởng, chưa bao gồm chuỗi cung ứng. Ngành sản xuất ôtô đã cung cấp việc làm cho 13,8 triệu người tại châu Âu, Hiệp hội công nghiệp ACEA cho biết.
Mức giảm của Pháp là 72% so với cùng kỳ tháng 3 năm 2019, riêng nhà cung cấp phụ tùng Continental của Đức đã thu hồi định hướng tài chính của công ty và cho biết hơn 40% số lượng nhà máy của công ty đã đóng cửa. Continental cho biết khoảng 30.000 nhân viên, hoặc một nửa lực lượng lao động địa phương, đã đăng ký hỗ trợ tiền lương của chính phủ và thời gian làm việc ngắn hơn.
Mức giảm của ngành ôtô Thụy Điển là 8,6% trong tháng 3, theo tổ chức công nghiệp BIL Thụy Điển.
"Ngày càng trở nên rõ ràng rằng Covid-19 đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từng ảnh hưởng lên lĩnh vực ôtô"
Tham khảo bài viết tại:
Singapore đã quyết định tăng lượng tiền mặt phát cho người dân và thông báo thêm các biện pháp để cứu vãn thị trường lao động. Trong gói kích thích thứ 3, Singapore bơm thêm 5,1 tỷ đô Sing (tương đương 3,6 tỷ USD), nâng tổng quy mô gói "giảm đau kinh tế" lên gần 60 tỷ SGD, tương đương 12% GDP. Trong đó 4 tỷ SGD đến từ dự trữ và đẩy tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm tài khóa hiện tại lên 8,9% GDP.
Các biện pháp mới bao gồm:
- Phát thêm 300 SGD cho mỗi người lớn, tức phát tổng cộng 600 SGD
- Nâng mức trợ cấp lương cho tất cả các doanh nghiệp lên 75% tổng lương hàng tháng, bắt đầu từ tháng 4
- Miễn thuế cho lao động nước ngoài
Nhiều người cho rằng F&B bắt đầu khó khăn từ khi bùng phát Covid-19, thực ra ngành này đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ Nghị định 100. Việc cấm người sử dụng rượu bia lái xe đã góp phần hạn chế bia rượu và có tác động đến ngành F&B. Ảnh hưởng này là không nhỏ. Theo số liệu thống kê mà tôi nhận được, thì có tới 30% doanh nghiệp F&B cho biết có bị ảnh hưởng bởi Nghị định này.
Ảnh: Reuters
Đầu mùa dịch, ngành này chưa bị ảnh hưởng quá nhiều, vì người dân vẫn còn đi lại. Đến thời điểm dịch lên cao điểm, đặc biệt có lệnh cấm các hoạt động kinh doanh không cần thiết, cùng với những thông báo của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng để hạn chế thì mới thực sự là ảnh hưởng lớn. Các công ty hiện nay đều gặp rất nhiều khó khăn. Đó là nhận định chung của tôi trên thị trường.
"Có thể nói, Nghị định 100 và đại dịch Covid-19 là 2 cú knockout với ngành F&B" - TS. Ngô Công Trường - chuyên gia tối ưu hóa cấu trúc vận hành doanh nghiệp, Chủ tịch John&Partners nhận định.
Nhiều người đã chẳng thể ngủ ngon sau khi đọc báo cáo của Ngân hàng Thế giới về đại dịch Covid-19 đang gia tăng ở Đông Á. Nhiều cú đánh đang giáng vào các quốc gia đang phát triển trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới.
Cú sốc thứ 3, chính xác là vậy.
Cuộc chiến thương mại - làm suy yếu chuỗi cung ứng kể từ đầu năm 2018 là cú sốc thứ nhất. Đại dịch COVID-19 là cú sốc thứ hai. Nhưng mối đe dọa lớn hơn vẫn còn ở phía trước: một cuộc suy thoái sâu rộng, đẩy hàng triệu người trở lại nghèo đói.
Ảnh: Getty Images
Các chuyên gia bất động sản cảnh báo thị trường nhà ở Mỹ sẽ trở thành một trong những nạn nhân lớn nhất của dịch Covid-19 khi hàng chục triệu người mất việc làm và nền kinh tế tê liệt.
Theo CNBC, tổ chức Capital Economics dự báo doanh số nhà ở tại Mỹ có thể sụt giảm 35% trong mùa xuân năm nay và sẽ lao dốc xuống 4 triệu căn trong cả năm 2020, mức thấp nhất trong vòng 29 năm qua.
Theo dữ liệu của Zillow, tổng giá trị nhà ở tại Mỹ tăng 1.100 tỷ USD lên 33.600 tỷ USD vào năm 2019. Nếu giá nhà giảm 4% cho đến đầu năm 2021 theo ước tính của nhà kinh tế Matthew Pointon thuộc Capital Economics, giá trị thị trường nhà đất Mỹ sẽ bốc hơi 1.340 tỷ USD.
Nước Mỹ bước vào tháng 3 với tỷ lệ thất nghiệp chỉ 3,5%, thấp nhất 50 năm. Dow Jones tiến sát 30.000 điểm. Mối lo ngại lớn nhất với nhiều công ty là làm sao tuyển đủ công nhân cho các vị trí mới.
Nhưng đến cuối tháng, mọi thứ quay ngoắt. 10 triệu việc làm bị mất. Dow Jones đã rơi về mức 21.917. Các hãng hàng không đang trên bờ vực phá sản. Các "đại gia" thương mại Mỹ ngừng hoạt động, chờ chính phủ viện trợ. Các cửa hàng Macy's, nhà hàng McDonald, khu vui chơi Disney World, cũng như các nhà máy sản xuất ôtô ở Detroit đóng cửa. Các trung tâm thương mại và rạp chiếu phim tối tăm. Vô số doanh nghiệp nhỏ lụn bại...
Bài viết được tham khảo từ VnExpres.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Moody's Analytics, riêng California đang mất khoảng 2,8 tỉ USD/ngày, tương đương 31,5% GDP tính theo ngày của bang này.
15 bang có kinh tế chiếm tổng cộng 70% GDP của Mỹ đang mất 12,5 tỉ USD/ngày, trong khi 30 bang còn lại mất 4,9 tỉ USD/ngày.
Sự suy thoái kinh tế do dịch Covid-19 đã tệ hơn những hậu quả mà vụ khủng bố 11-9 gây ra. Với việc chính quyền ra lệnh đóng cửa nhiều hoạt động kinh doanh trong 3 tuần qua, toàn bộ kinh tế Mỹ đã mất 350 tỉ USD, so sánh với 111 tỉ USD mà vụ khủng bố gây ra.
"Giống như việc Indiana biến mất trong một năm. Đây là một thảm họa thiên nhiên. Không có gì tồi tệ hơn kể từ cuộc đại suy thoái so với những gì chúng ta chứng kiến", nhà kinh tế Mark Zandi tại Moody's Analytics cho hay.
Nếu điều này tiếp tục diễn ra, nó có thể Mỹ mất 75% GDP. Tuy nhiên, các nhà kinh tế tin rằng, nó sẽ không kéo dài và dự đoán tình hình sẽ được cải thiện cho tới cuối tháng 6-2020.
Bài viết được tham khảo từ Anninhthudo.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Theo CEO Tim Cook chia sẻ trên Twitter, Apple đang thiết kế tấm chắn mặt cho các nhân viên y tế và cũng đã thu mua được hơn 20 triệu chiếc khẩu trang thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu của hãng.
Bộ phận thiết kế, đóng gói và vận hành của Apple đang làm việc với các nhà cung ứng để sản xuất cũng như phân phối các tấm chắn mặt này. Tuần trước, lô hàng đầu tiên đã được đưa tới 1 bệnh viện ở Santa Clara, California.
Apple dự định trong tuần này sẽ xuất xưởng hơn 1 triệu chiếc.
Nghiên cứu mới đây cho thấy tình trạng chênh lệch giàu nghèo ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch: lệnh phong tỏa ở Anh đang tác động mạnh nhất đến nhóm những lao động nữ trẻ tuổi đang làm công việc được trả lương thấp.
Cụ thể, nhóm lao động nữ dưới 25 tuổi bị tác động nhiều gấp đôi các nhóm khác bởi họ chủ yếu làm việc trong các cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động nghệ thuật và giải trí. Các cửa hàng này đã bị đóng cửa hàng loạt kể từ khi Anh phong tỏa toàn quốc và người dân buộc phải ở trong nhà.
Ngân hàng trung ương UAE cho biết kể từ 14/3 đến nay, nước này đã giải ngân 256 tỷ dirham (70 tỷ USD). Cũng như nhiều nước khác, UAE đang tập trung vào phần lớn các biện pháp như nới lỏng các quy định về tài chính và thanh khoản để các ngân hàng dễ dàng huy động tiền mặt cho dịch vụ cho vay.
Cụ thể, Ngân hàng trung ương UAE đã hạ tỷ lệ dự trữ tiền mặt bắt buộc tại các ngân hàng còn 7%, giảm một nửa so với quy định lâu nay. Điều này sẽ cho phép các ngân hàng có thể huy động tới 16,6 tỷ USD để cho vay.
Cùng với đó, Ngân hàng trung ương UAE cho phép các ngân hàng hoãn thời hạn đáo nợ của các doanh nghiệp và khách hàng cho đến cuối năm 2020.
Bài viết được dẫn nguồn từ Vietnamplus.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.
Trí Thức Trẻ