Nhật Bản quyết định tung gói kích thích kinh tế lớn nhất từ trước đến nay trị giá gần 1.000 tỷ USD; có thể ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Sau khi ghi nhận số ca nhiễm nCoV tăng đột biến vào những ngày cuối tuần, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp và tung gói kích thích kinh tế có quy mô tương đương 20% GDP.
- 06-04-2020Vũ Hán 'nhấp nháy' dấu hiệu về thế giới hậu Covid-19: Kinh tế mất thời gian dài để hồi phục, người dân e dè khi ra khỏi nhà, làn sóng lây nhiễm thứ 2 là nỗi ám ảnh mới
- 06-04-2020Xu hướng mới của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu: 'Not Made in China'
- 06-04-2020Đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, Covid-19 chỉ là giọt nước tràn ly - bởi rất nhiều công ty đã bế tắc ngay cả trước khi đại dịch diễn ra
Mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông sẽ đề xuất về việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, kéo dài trong 1 tháng tại 7 thành phố trong đó có Tokyo và Osaka, sau khi số ca nhiễm virus corona tăng đột biến tại một số thành phố lớn.
Ngoài ra, ông cũng công bố về gói kích thích kinh tế lớn hơn nhiều so với dự kiến, trị giá 108 nghìn tỷ yen (988 tỷ USD) để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh. Gói kích thích kinh tế này được coi là lớn nhất từ trước đến nay, có quy mô tương đương 20% GDP của Nhật Bản, vượt qua con số 60 nghìn tỷ yen (550 tỷ USD) mà đảng của ông Abe đề xuất hồi tuần trước. Thông tin chi tiết về gói này dự kiến sẽ được công bố vào ngày 7/4.
Gói kích thích này bao gồm 6 nghìn tỷ yen (54 tỷ USD) phát cho các gia đình và chủ doanh nghiệp nhỏ có thu nhập sụt giảm vì dịch bệnh. Ngoài ra, trong gói này còn có 26 nghìn tỷ yen (238 tỷ USD) được sử dụng cho việc gia hạn thời hạn nộp thuế và phúc lợi xã hội. Các khoản vay với lãi suất 0 cũng được cung cấp cho các định chế tài chính tư nhân, nhưng ông Abe không nêu chi tiết về số tiền.
Theo phát biểu của ông Abe tại Tokyo, tình trạng khẩn cấp quốc gia cũng được ban bố ở các thành phố Kanagawa, Saitama, Chiba, Hyogo và Fukuoka, quyết định sẽ được đưa ra vào ngày 7/4. Động thái này sẽ cho phép các chính quyền địa phương mạnh tay hơn trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trong đó có quyền yêu cầu người dân ở trong nhà.
Ông Abe cho biết, các phương tiện giao thông công cộng vẫn tiếp tục hoạt động và nói thêm rằng tình trạng khẩn cấp không phải là bước khởi đầu cho việc phong toả giống như một số nước. Không như những quốc gia như Pháp - nơi người dân có thể bị phạt khi ra khỏi nhà, thì các cơ quan của Nhật bản không có đủ quyền lực về mặt pháp lý để thực thi yêu cầu đó.
Ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sẽ cho phép các chính quyền địa phương thực hiện những biện pháp như ra lệnh huỷ bỏ các sự kiện công cộng, hạn chế người dân đến những nơi như trường học, rạp chiếu phim hay sử dụng khu đất hoặc các toà nhà để xây dựng cơ sở y tế tạm thời.
Thông báo này được đưa ra khi giới chức chịu áp lực từ phía công chúng và cộng đồng y tế. Hồi tuần trước, ông Abe cho biết tình hình ở Nhật Bản vẫn chưa nghiêm trọng đến mức cần phải đưa ra động thái như vậy. Tuy nhiên, ông đã thay đổi quyết định sau khi số ca nhiễm nCoV ở Tokyo tăng mạnh trong những ngày cuối tuần.
Ngoài ra, tình trạng khẩn cấp quốc gia còn cho phép giới chức địa phương thực hiện những biện pháp như: kiểm soát giá nhu yếu phẩm hàng ngày, cung cấp các khoản vay thông qua những định chế tài chính có liên hệ với chính phủ, mua các loại thực phẩm và thuốc cần thiết.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19