Cập nhật lúc

[Cập nhật] 8.000 tỷ USD vẫn chưa đủ để kích thích tài chính toàn cầu sau Covid-19

Mặc các chính phủ đã công bố các gói kích thích lên tới 8.000 tỷ USD để chống lại những tác động của Covid-19, sự gia tăng khoảng cách giữa các nước giàu và nước nghèo có nguy cơ làm trầm trọng hơn nỗi đau của kinh tế toàn cầu.

Mặc các chính phủ đã công bố các gói kích thích lên tới 8.000 tỷ USD để chống lại những tác động của Covid-19, sự gia tăng khoảng cách giữa các nước giàu và nước nghèo có nguy cơ làm trầm trọng hơn nỗi đau của kinh tế toàn cầu.

 diễn biến
  • 08:07:00 23-04-2020

    Tỷ phú Ray Dalio: Covid-19 đánh dấu sự khởi đầu của một "tương lai mới"

    Nhà sáng lập quỹ phòng hộ Bridgewater Associates đã nhấn mạnh đến sự tàn phá kinh hoàng của Covid-19, đại dịch đã khiến hơn 2,5 triệu người trên toàn thế giới nhiễm bệnh cùng hậu quả không thể đong đếm với nền kinh tế toàn cầu vì các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, tỷ phú Dalio tiếp tục đưa ra những nhận định lạc quan, nhấn mạnh rằng mọi thứ nên được nhìn ở một bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn.

    So sánh Covid-19 với các giai đoạn khó khăn khác của kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như Đại suy thoái, Dalio cho rằng những đau đớn hiện nay chỉ là ngắn hạn nhưng nó sẽ cho phép tái cấu trúc trên quy mô toàn cầu một cách sâu rộng. Sự tái cấu trúc đó có thể diễn ra trong 3 đến 5 năm.

    "Khả năng của con người có thể giúp chúng ta thích nghi, vượt qua khỏi tình hình khó khăn hiện tại. Mọi người nên vui mừng với những gì sẽ diễn ra sau khủng hoảng, trong đó có những bước nhảy vọt về số hóa, dữ liệu cũng như trí tuệ con người", tỷ phú Dalio nhận định.

    Mời các bạn đọc thêm tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:06:00 23-04-2020

    Bài học đắt giá từ ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á

    Chưa đầy một tháng trước, Singapore được ca ngợi là một trong những quốc gia có phản ứng kịp thời và đúng đắn nhất trước đại dịch. Như một tấm gương cho toàn thế giới, đất nước này dường như đã khống chế số ca lây nhiễm mà không cần áp đặt các biện pháp phong tỏa nặng nề như những nơi khác.

    Và rồi đại dịch bùng phát trở lại. Đến nay đã có những ngày Singapore ghi nhận trên 1.000 ca nhiễm mới, và với dân số 5,7 triệu người và tổng diện tích khoảng 700 km2 - nhỏ hơn thành phố New York - thì tình hình đã trở nên tồi tệ.

    Mời các bạn đọc thêm tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:05:00 23-04-2020

    Bloomberg: Gần 250 triệu thùng dầu đang trôi nổi trên biển không có đích đến, chờ đợi người mua trong vô vọng

    Tại Mỹ, khoảng gần 30 tàu –  di chuyển ở các vùng biển từ Long Beach đến Vịnh San Francisco, chủ yếu đóng vai trò là kho chứa dầu nổi. Hiện tại, các tàu này sẽ không còn được sử dụng khi đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp đóng cửa.

    Các tàu chở dầu - vốn chỉ có thể chứa đủ lượng dầu thô để đáp ứng 20% lượng tiêu thụ hàng ngày của thế giới, đang lênh đênh ngoài vùng biển của California (Mỹ). Các tàu này không hề có điểm đến khi nhu cầu đối với nhiên liệu sụt giảm mạnh như hiện tại.

    Do tác động của dịch bệnh, nhà máy lọc dầu Marathon Petroleumtại Martinez, California đã phải ngừng hoạt động. Các nhà máy khác, trong đó có cả El Segundo củaChevron, cũng ngừng chế biến dầu thô khi lệnh hạn chế di chuyển được áp dụng.

    Mời các bạn đọc thêm tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:03:00 23-04-2020

    Túng quẫn, nghèo đói hoành hành thế giới giữa Covid-19

    Hơn một nửa dân số thế giới đang bị "kìm chân" do những biện pháp hạn chế nhằm ngăn nCoV lây lan, trong bối cảnh số ca nhiễm toàn cầu đã lên hơn 2,6 triệu và gần 183.000 người chết. Tuy nhiên, nỗ lực chống dịch lại làm dấy lên bất ổn chính trị - xã hội, do người dân bị đẩy vào cảnh khốn cùng vì mất sinh kế, mối đe dọa "sát sườn" hơn so với nhiễm virus.

    Tại Iraq, nơi phong trào biểu tình đòi cải cách chính trị kéo dài 6 tháng trước khi chính quyền áp lệnh giới nghiêm vì nCoV, cơn thịnh nộ của người dân bùng phát tại Nasiriyah và Sadr, thành phố nghèo đói sát vách thủ đô Baghdad, dù chỉ tồn tại ngắn ngủi.

    "Tôi thà chết vì virus còn hơn chết vì đói, hoặc phải nhìn vợ con mình đói khổ. Nhưng tôi không thể kiếm thức ăn cho họ", Hussein Fakher cho biết. Trước đây, thanh niên 20 tuổi này kiếm chưa đến 20 USD/ngày bằng nghề lái xe tuk-tuk trong một khu chợ ở Baghdad, nơi giờ đây đóng cửa.

    Fakher từng bị cảnh sát yêu cầu nộp phạt do vi phạm lệnh giới nghiêm khi ra ngoài để tìm việc, sau đó anh đã đánh nhau với cảnh sát. "Tôi nên làm gì bây giờ? Ăn xin? Hay đi cướp?", Fakher nói.

    Tại thành phố Mumbai, Ấn Độ, hàng chục nghìn người lao động di cư thất nghiệp, bị mắc kẹt và không thể trở về quê hương, tuần trước tập trung thành đám đông biểu tình, bất chấp những quy tắc cách biệt cộng đồng.

    Tại Lebanon, đất nước vốn đang đối mặt nguy cơ sụp đổ tài chính trước cả khi Covid-19 làm tê liệt nền kinh tế, những người phẫn nộ đã ít nhất ba lần tràn ra đường phố ở thủ đô Beirut và thành phố Tripoli phía bắc, dù lệnh phong tỏa đang có hiệu lực.


    Bài viết được tham khảo từ https://vnexpress.net/. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vnexpress.net/tung-quan-ngheo-doi-hoanh-hanh-the-gioi-giua-covid-19-4087732.html

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:51:00 23-04-2020

    Lục địa đen đối mặt đại khủng hoảng

    Trong khi đại dịch do virus corona chủng mới tiếp tục gây ảnh hưởng tới lục địa đen và dự kiến hạ tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của toàn châu lục từ 3,2% xuống 1,8% (đây là tỉ lệ được dự báo ở viễn cảnh tích cực nhất), gần 27 triệu dân ở đây cũng đang bị đẩy vào tình cảnh đói khổ cùng cực.

    Với những quốc gia vốn đã đối mặt tình trạng thiếu thốn lương thực do mất mùa, di cư và thất nghiệp ở châu Phi, đại dịch COVID-19 có nguy cơ trở thành thảm họa.

    Chuyên gia kinh tế và nông nghiệp Sean Granville-Ross thuộc tổ chức từ thiện Mercy Corps tại Kenya cho rằng một cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 sẽ "nhanh chóng trở thành một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực tương đương" tại châu Phi.

    "Hàng triệu người châu Phi đang sống xấp xỉ trên mức nghèo, chỉ một cú sốc hay khủng hoảng nhẹ thôi cũng đủ xô họ xuống dưới mức nghèo đó", chuyên gia này chia sẻ.


    Bài viết được tham khảo từ Tuoitre.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://tuoitre.vn/luc-dia-den-doi-mat-dai-khung-hoang-20200423085906047.htm

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:46:00 23-04-2020

    Thủ tướng Úc gọi điện cho lãnh đạo Mỹ, Pháp, Đức quyết điều tra nguồn gốc virus corona

    Thủ tướng Úc Scott Morrison đã dành cả tối 21-4 để gọi cho các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp và Đức sau khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc chỉ trích Canberra là cái loa của Washington trong những chuyện liên quan đến COVID-19.

    Hãng tin Reuters dẫn thông báo của chính phủ Úc sáng 22-4 cho biết các cuộc gọi đều tập trung vào việc thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus corona chủng mới.

    Viết trên Twitter cá nhân sau đó, Thủ tướng Úc Morrison cho biết ông đã có "một cuộc thảo luận rất xây dựng" với Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách thức đối phó với dịch bệnh và sự cần thiết phải mở cửa, vực dậy nền kinh tế.

    Ông Morrison cũng nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron qua điện thoại về vai trò của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), văn phòng thủ tướng Úc thông tin thêm.


    Bài viết được tham khảo từ Tuoitre.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://tuoitre.vn/thu-tuong-uc-goi-dien-cho-lanh-dao-my-phap-duc-quyet-dieu-tra-nguon-goc-virus-corona-20200422153408385.htm

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:45:00 23-04-2020

    Giá dầu hồi phục đáng kể sau phiên giảm lịch sử

    Giá dầu WTI hợp đồng tháng 6 đã tăng 19%, ổn định ở mức 13,78 USD/thùng, sau đà giảm mạnh trước đó. Trong khi đó, giá dầu thô Brent hợp đồng tương lai đã tăng 7,6% ở mức 20,76 USD/thùng, phục hồi sau khi giảm mạnh ở giữa phiên.

    Theo đó, các cổ phiếu năng lượng được thúc đẩy mạnh mẽ trong bối cảnh giá dầu tăng vọt. Lĩnh vực này đã tăng hơn 3%, với Halliburton đóng cửa cao hơn 10,3%. Diamondback Energy và Noble Energy đều tăng hơn 7%.

    Giá dầu hồi phục sau khi hợp đồng tương lai WTI tháng 5, đáo hạn vào ngày 21/4, chứng kiến sự sụt giảm lịch sử xuống mức âm, do lo ngại về nhu cầu đi xuống trong bối cảnh Covid-19 bùng phát.

    Mời các bạn đọc thêm tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:41:00 23-04-2020

    ‘Gục ngã’ vì Covid-19, tỷ phú Richchard Branson khẳng định Virgin Australia chưa kết thúc và sẽ 'sớm quay trở lại'

    Ngày 21/4 vừa qua, ông Paul Scurrah, Giám đốc điều hành hãng hàng không Virgin Australia đã tuyên bố công ty đang trên đà phá sản do ảnh hưởng của đại dịch. Thông báo trên được đưa ra không lâu sau khi nhà sáng lập Richard Branson kêu gọi sự trợ giúp của chính phủ Anh và Australia.

    Trước đó, tỷ phú Branson đã bơm 250 triệu USD vào các công ty thuộc Tập đoàn Virgin để đối phó với đại dịch và thậm chí còn thế chấp bất động sản tại đảo Necker của mình ở Caribe.

    Mời các bạn xem thêm tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:33:00 23-04-2020

    Chênh lệch đáng quan ngại từ các gói cứu trợ kinh tế

    Các nước giàu có nhiều tiền để chi tiêu. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, cả Đức và Italy đã phân bổ hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội cho việc chi tiêu trực tiếp, bảo lãnh ngân hàng, cho vay…, tạo ra một gói cứu trợ 1,84 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, những con số này không phản ánh tình trạng thực sự của kinh tế toàn cầu. Nhiều nền kinh tế ở châu Phi và Mỹ Latin thậm chí không có được vài tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế đối phó với dịch bệnh.

    Chua Hak Bin, một nhà kinh tế cấp cao của Maybank Kim Eng Research Pte tại Singapore, cho biết, chính phủ trên toàn thế giới đang đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài chính nhưng không phải tất cả các gói đều giống nhau. Trong khi các nước lớn đổ những khoản tiền kỷ lục, các thị trường mới nổi gần như loay hoay với số tiền ít ỏi. Nếu số tiền kích thích của các nước giàu như một quả tên lửa khoác vai, những nước nghèo thậm chí chỉ có một khẩu súng nước.

    Gita Gopinath, chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, đã nhiều lần lên tiếng lo ngại rằng các quốc gia đang phát triển, vốn nghèo về cả kinh tế và năng lực kiểm soát dịch bệnh, đang vật vã nhằm ngăn chặn virus lây lan. Nam Phi, quốc gia duy nhất ở lục địa đen nằm trong G30, đã cố gắng tung gói cứu trợ 26 tỷ USD (Mỹ hiện tại là 2,3 nghìn tỷ USD). Trong khi đó, nhiều nước láng giềng vẫn đang loay hoay.

    Sự chênh lệch trong các gói kích thích có thể tiếp tục xoáy sâu vào sự chênh lệch giàu nghèo của các quốc gia sau khi Covid-19 quét qua. Đó là tín hiệu đang lo ngại với kinh tế toàn cầu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên