Chứng khoán Mỹ khép lại quý tệ nhất từ 1987. Nhật Bản sắp tung gói kích thích lên tới 60 nghìn tỷ yen để đối phó Covid19.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết các nước hiện triển khai 3 chính sách chủ yếu để chống lại tác động từ dịch Covid-19, bao gồm: nới lỏng tiền tệ thông qua giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng, hoãn, giãn nợ.
Chính phủ Việt Nam cũng có động thái tương tự thể hiện qua việc ban hành Chỉ thị 11, với gói tín dụng 250.000 tỷ đồng và gói tài khoá 30.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên Thủ tướng cho rằng, gói hỗ trợ tín dụng không chỉ dừng lại ở con số 250.000 tỷ đồng mà cần cao hơn nữa. Với gói tài khoá cũng như vậy, không phải chỉ 30.000 tỷ đồng mà nâng lên 150.000 tỷ đồng, thậm chí lớn hơn để hỗ trợ trong lúc khó khăn này.
Nhằm ủng hộ người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện tốt cách ly xã hội mà vẫn duy trì được nhiều hoạt động như học tập, làm việc, khám chưa bệnh,…từ xa qua các dịch vụ viễn thông-internet, ngành Thông tin và truyền thông phát động các doanh nghiệp viễn thông thực hiện một số chương trình hỗ trợ.
Trong số các chương trình, nổi bật là việc nâng tốc độ tối thiểu của nhiều gói cước dịch vụ truy nhập Internet cố định lên 50% nhưng không tăng giá.
Ảnh minh họa
Cụ thể, Bộ cho hay, để hỗ trợ người dân làm việc, học tập, giải trí tại gia đình trong giai đoạn cách ly toàn xã hội, các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân, nâng tốc độ tối thiểu của nhiều gói cước dịch vụ truy nhập Internet cố định lên 50% nhưng không tăng giá, tăng dung lượng sử dụng dữ liệu data của nhiều gói cước lên 50% nhưng không tăng cước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 1/4 đề xuất Chính phủ miễn tiền thuê đất 6 tháng cho các doanh nghiệp ngừng kinh doanh vì Covid-19.
Ảnh minh họa
Các trường hợp được hưởng chính sách (miễn tiền thuê đất 6 tháng đầu năm 2020) là doanh nghiệp thuê đất phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của Covid-19. "Trường hợp đến ngày 30/6 mà chưa khôi phục sản xuất thì xem xét miễn các tháng còn lại", Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất. Với việc nộp tiền sử dụng đất, Bộ đề xuất cho phép nộp chậm 6 tháng từ ngày có thông báo, đồng thời giảm tiền tương ứng với 6 tháng sử dụng đất.
Theo các Giám đốc điều hành của cả hai công ty, việc sản xuất các thiết bị chăm sóc quan trọng dự kiến sẽ bắt đầu với 500 thành viên công đoàn United Auto Workers từ ngày 20/4.
Nhà máy sản xuất linh kiện Rawsonville Components Plant của Ford ở Ypsilanti, Michigan, sẽ có thể sản xuất 30.000 máy thở mỗi tháng, sau đầu tháng 7/2020.
Hai công ty dự kiến sẽ sản xuất 1.500 máy thở vào cuối tháng 4/2020, 12.000 máy vào cuối tháng 5/2020 và 50.000 máy vào ngày 4/7/2020.
Thông báo được đưa ra 3 ngày sau khi Tổng thống Donald Trump yêu cầu General Motors, đối thủ của Ford, làm máy thở theo Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, vài giờ sau khi chỉ trích công ty không hành động đủ nhanh để sản xuất các thiết bị trong bối cảnh đại dịch.
Bài viết được trích dẫn từ Vov.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
3 năm trước, Made-in-China là ký hiệu thường thấy nhất trên các loại hàng hóa. Điều đó đã thay đổi căn bản trong kỷ nguyên của cuộc chiến thương mại và Covid-19.
Thực tế, các nhà sản xuất thiết bị điện tử trên thế giới đang tích cực tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ và giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, bất kể quốc gia đó có nhiều sức hấp dẫn đến đâu.
Chưa bao giờ có quá nhiều khó khăn bủa vây các nhà cung cấp như thời điểm hiện tại. Và không có gì lạ, bởi thế giới đang phải đối mặt với một số cú sốc cung và cả sốc cầu lớn nhất đối với sản xuất, kể từ khi các nhà sản xuất Đài Loan - chịu trách nhiệm lắp ráp phần lớn các thiết bị của thế giới - bắt đầu sản xuất hàng loạt cho Trung Quốc 30 năm trước.
Xu hướng mới nhất bắt đầu từ cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc chiến này đã đạt đến đỉnh điểm vào năm ngoái. Giờ đây, đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng đẩy nhanh các kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy lãnh đạo các công ty tuyên bố thẳng những dự định di dời của họ.
Ngày nay, nhiều cuộc trò chuyện với các giám đốc công nghệ Đài Loan xoay quanh việc chọn vị trí nào bên ngoài Trung Quốc đại lục là tốt nhất để sản xuất. Họ thích Việt Nam vì sự gần gũi với Trung Quốc, mặc dù chi phí lao động đang tăng lên nhưng vẫn tốt hơn Trung Quốc giờ bị cho là quá đắt.
Theo thông báo của Sawaco, tiền nước sẽ được miễn từ tháng 4 đến tháng 6-2020. Riêng khu cách ly trên địa bàn huyện Củ Chi không được áp dụng do khu vực này đang được Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn cung cấp nước.
Đây là chương trình Sawaco hưởng ứng chủ trương của Thành ủy, UBND TPHCM về việc hỗ trợ người lao động đang phải tạm nghỉ việc để phòng chống dịch bệnh tại phiên họp HĐND TPHCM ngày 27-3 vừa qua và chung tay cùng TPHCM đảm bảo an sinh xã hội, đồng hành cùng nhân dân TP ứng phó dịch Covid-19.
Bên cạnh miễn tiền nước cho các đối tượng trên, Sawaco cam kết luôn đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho nhân dân TP, đặc biệt trong mùa khô, hạn mặn và giai đoạn quyết liệt phòng chống dịch Covid-19.
Bài viết được trích dẫn từ:
Ngày 1/4/2020, Bộ Công Thương có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giảm giá điện cho các khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.
Bộ Công Thương cũng dẫn đề xuất của Bộ Kế hoạch Đầu tư: bãi bỏ quy định khung giờ cao điểm bán điện (9h30-11h30), thu hẹp bậc thang biểu tính giá điện, trước mắt nghiên cứu giảm 50% giá điện giờ cao điểm từ tháng 3 đến tháng 10/2020; áp dụng giá điện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch bằng với mức giá điện áp dụng cho các cơ sở kinh doanh khác.
Với kiến nghị của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công Thương cho rằng khoản tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp là gần 20 nghìn tỷ VND, tương ứng với khoản giảm doanh thu rất lớn của EVN. Phương án giảm 50% giá điện giờ cao điểm cũng có thể dẫn đến việc không khuyến khích tiết kiệm điện và giờ cao điểm trong khi hệ thống đang có nguy cơ thiếu công suất vào giờ cao điểm
Bên cạnh đó, trong số 1,6 triệu khách hàng là các hộ sản xuất thì có tới 1 triệu khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất 1 ca trong giờ hành chính. Cho nên Bộ Công Thương nhận định nếu chỉ giảm giá vào giờ cao điểm thì các doanh nghiệp nhỏ này cũng không được hưởng sự hỗ trợ của việc điều chỉnh này.
Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện sản xuất và kinh doanh 10% từ tháng 4-6/2020. Số tiền hỗ trợ dự kiến lên đến hơn 6.100 tỷ VND.
PVN cho biết với giá dầu kế hoạch là 60 USD/thùng sẽ đủ chi 18 tháng lương năm 2020, tuy nhiên do dịch bệnh và giá dầu giảm sâu nên hiệu quả sản xuất kinh doanh bị tác động mạnh. Chính vì vậy, PVN kêu gọi CBCNV Tập đoàn cùng "đồng cam, cộng khổ", cùng "thắt lưng buộc bụng", cùng chia sẻ khó khăn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực kể cả việc thực hiện cắt, giảm lương, thu nhập của mỗi cá nhân trong giai đoạn này.
Lãnh đạo PVN yêu cầu tập đoàn rà soát, cắt giảm chi phí có trong kế hoạch nhưng chưa thực sự cần thiết, không đề xuất các khoản chi phí phát sinh nếu không bắt buộc phải xử lý nhằm mục tiêu tiết giảm đồng bộ với giảm doanh thu (ít nhất 15 – 30%).
PVN cũng kêu gọi toàn thể nhân viên nâng cao năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, tránh lãng phí,... đối với tất cả CBCNV làm việc tại trụ sở cũng như online tại nhà.
Giá nhà ở Singapore giảm 1,2% trong quý I vừa qua, mạnh nhất kể từ quý III/2016. Với biện pháp mới quy định tối đa chỉ được tập trung 10 người, các quy định mới về cách ly xã hội ảnh hưởng đến việc bán một số dự án mới. Trên thị trường bán lại, thậm chí một số chủ nhà không muốn tiếp khách vì sợ sẽ lây bệnh.
Tuy nhiên giới phân tích dự báo thị trường vẫn sẽ khỏe mạnh vì tỷ lệ thất nghiệp của Singapore vẫn thấp và các ngân hàng cũng tung ra các chương trình kích cầu. Mới đây chính phủ Singapore công bố gói kích thích chưa từng có tiền lệ quy mô 33 tỷ USD, tương đương 10% GDP.
Nhà bình luận nổi tiếng Thomas Friedman vừa có bức thư ngỏ gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên tờ New York Times về chiến lược đối phó với những hệ quả kinh tế và xã hội mà đại dịch Covid-19 mang lại.
Việc thị trường chứng khoán khởi sắc hơn một chút trong những ngày gần đây nhờ gói cứu trợ hàng nghìn tỷ đôla không thể làm giảm bớt sự lo lắng của họ hoặc thúc đẩy sự hồi phục kinh tế.
https://cafef.vn/thomas-friedm...
"Chỉ có một loại vắc-xin và một kế hoạch hành động nhiều giai đoạn, đa phương hướng, rõ ràng dựa trên cơ sở khoa học mới có thể làm giảm sự lo lắng đó và chấm dứt cuộc khủng hoảng này.
Với nước Mỹ, kế hoạch này bắt đầu với hai việc cấp thiết nhất lúc này: Duy trì cách ly tại nhà để hạn chế số ca nhiễm bệnh, tử vong vì coronavirus và Cùng lúc xoay quanh việc dần dần mở cửa trở lại, sắp xếp, tạo các cơ hội cho người lao động quay trở lại làm việc một cách nhanh chóng nhất, ngay khi các dữ liệu đã cho thấy sự an toàn được đảm bảo".
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Những người trong giới siêu giàu trên toàn cầu đang mất hàng tỷ USD do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tỷ phú Jeff Bezos là một trường hợp ngược lại.
Bloomberg Billionaires Index thống kê ông chủ Amazon đã kiếm được 5,9 tỷ USD trong năm nay. Bảng xếp hạng này cũng chỉ ra Jeff Bezos là người duy nhất trong nhóm 5 tỷ phú giàu nhất thế giới tính đến nay có giá trị tài sản tăng lên trong năm 2020.
Trong khi các nhà bán lẻ khác đang phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh thì gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon lại ghi nhận nhu cầu của người tiêu dùng gia tăng. Công ty đang tuyển dụng thêm khoảng 100.000 nhân viên mới để nhanh chóng phục vụ khách hàng trong đại dịch.
Jeff Bezos không phải là người duy nhất kiếm được nhiều tiền trong năm 2020. Tỷ phú Eric Yuan - nhà sáng lập và CEO của công ty công nghệ Zoom - đã kiếm hơn 4 tỷ USD trong năm nay.
Nguyên nhân của mức tăng đáng kể trên đến từ việc ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm hội nghị trực tuyến mà Zoom phát hành để làm việc tại nhà nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Gói kích thích kinh tế này bao gồm 20 nghìn tỷ yen cho các biện pháp tài khoá với các sáng kiến tư nhân và còn lại là cho những yếu tố khác, theo đề xuất của đảng Dân chủ Tự do. Dựa vào kế hoạch này, hơn 10 nghìn tỷ yen, tương đương với việc cắt giảm 5% thuế tiêu thụ, sẽ được phát cho người dân, bao gồm tiền mặt, trợ cấp, phiếu giám giá.
Hơn nữa, việc tăng trợ cấp cho các công ty không cắt giảm nhân sự cũng được đề xuất.
Đề xuất này được đưa ra sau gói kích thích 26 nghìn tỷ yen vào tháng 12 và 2 đợt thực hiện biện pháp khẩn cấp trong năm nay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Chỉ số Dow và S&P 500 đều ghi nhận một quý I tồi tệ nhất từ trước đến nay, lần lượt mất 23,2% và 20%. Ngoài ra, Dow Jones cũng có quý tệ nhất kể từ năm 1987, trong khi S&P 500 có mức giảm theo quý lớn nhất kể từ năm 2008.
Hơn nữa, Phố Wall cũng ghi nhận đà rớt điểm mạnh trong tháng này. Chỉ số Dow và S&P 500 mất lần lượt 13,7% và 12,5% trong tháng 3, ghi nhận mức giảm tồi tệ nhất trong 1 tháng kể từ năm 2008. S&P 500 và Dow Jones cũng ghi nhận biến động ít nhất 1% ở 21 trong 22 ngày giao dịch trong tháng này.
Trí Thức Trẻ