Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm bất kể nỗi lo xung đột Israel - Iran hạ nhiệt cùng tin vui cho thấy thước đo “sức khỏe” kinh tế Mỹ tăng vượt dự báo trong tháng 3
Chứng khoán Mỹ bật tăng mạnh đầu phiên nhưng sau đó quay đầu giảm điểm trong phiên 15/4 ngay cả khi doanh số bán lẻ tháng 3 tăng vượt kỳ vọng cùng với việc xung đột ở Trung Đông có vẻ đã hạ nhiệt.
- 15-04-2024Chuyên gia: Cơ hội để nhà đầu tư mua vàng với giá rẻ hơn có thể tới trong tuần này
- 15-04-2024Giá vàng lên cao kỷ lục nhưng Warren Buffett vẫn nói ‘Không’: Đây là thứ tài sản không tạo ra giá trị!
- 15-04-2024Vụ Iran tấn công Israel: Thị trường rung lắc, giá vàng - dầu liên tục biến động
- 15-04-2024Giám đốc IEA: Châu Âu đang "tụt hậu" so với Mỹ và Trung Quốc vì mắc 2 sai lầm tai hại nhất trong chính sách năng lượng
Dựa trên báo cáo tiêu dùng tích cực cùng với kỳ vọng căng thẳng ở Trung Đông hạ nhiệt, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 370 điểm, tương đương 1%. S&P 500 tăng 0,7% và chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,7% trong đầu phiên.
Tuy nhiên, đà tăng đó không thể kéo dài tới hết ngày. Kết phiên, Dow Jones quay đầu giảm 248 điểm, tương đương 0,65%. S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 1,2 và 1,79%.
Biến động của Dow Jones trong phiên vừa qua lên tới 735 điểm, khi so sánh từ mức cao nhất là 38.386 điểm so với mức thấp nhất là 37.657 điểm.
Diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ diễn ra sau khi báo cáo mới công bố cho biết lạm phát gia tăng trong tháng 3 đã không ngăn cản người tiêu dùng tiếp tục mua sắm với tốc độ nhanh hơn dự kiến.
Doanh số bán lẻ tăng 0,7% trong tháng 3, cao hơn mức 0,3% theo dự báo của Dow Jones, theo dữ liệu Bộ Thương mại Mỹ công bố vào thứ Hai.
Doanh số bán lẻ lõi, loại trừ các khoản thu liên quan đến ô tô, tăng 1,1%, vượt xa mức dự báo là 0,5%.
Giá xăng tăng đã giúp thúc đẩy doanh số bán lẻ toàn phần, với doanh số bán hàng tại các trạm dịch vụ tăng 2,1% trong tháng. Lĩnh vực chứng kiến mức tăng trưởng lớn nhất trong tháng là bán hàng trực tuyến với doanh số tăng 2,7%.
Một số lĩnh vực ghi nhận doanh số bán hàng giảm trong tháng, bao gồm đồ thể thao, nhạc cụ và sách giảm 1,8%. Doanh số tại các cửa hàng quần áo giảm 1,6%, và đồ điện tử giảm 1,2%.
Chi tiêu tiêu dùng linh hoạt đã giúp kinh tế đi lên bất chấp lãi suất cao và lo ngại về lạm phát dai dẳng. Chi tiêu tiêu dùng chiếm gần 70% sản lượng kinh tế Mỹ, đóng góp quan trọng vào đà tăng trưởng GDP của nước này.
Dữ liệu hôm thứ Hai được công bố trong bối cảnh thị trường ngày càng lo ngại về hướng đi của chính sách tiền tệ. Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bày tỏ thận trọng về việc cắt giảm lãi suất trong khi áp lực lạm phát vẫn tiếp tục, và các nhà đầu tư buộc phải giảm kỳ vọng về việc nới lỏng chính sách trong năm nay.
Andrew Hunter, phó giám đốc kinh tế Hoa Kỳ tại Capital Economics, cho biết chi tiêu tiêu dùng mạnh hơn có thể khiến Fed trì hoãn việc cắt giảm lâu hơn.
“Bên cạnh sự phục hồi gần đây của tăng trưởng việc làm, khả năng phục hồi liên tục của tiêu dùng là một lý do khác để cho rằng sẽ còn lâu nữa Fed mới bắt đầu cắt giảm lãi suất, có thể là vào tháng 9”, Hunter cho biết.
Theo CNBC, Market Watch
Nhịp Sống Thị Trường