Cổ phiếu của hai ngân hàng lao dốc và tạm ngừng giao dịch, Phố Wall rung chuyển vì bán tháo
Đối với nhiều trader, chưa bao giờ tệ bằng lúc này.
- 03-05-2023Apple khiến các ngân hàng truyền thống run sợ: Hút gần 1 tỷ USD tiền gửi tiết kiệm chỉ trong 4 ngày, 2 tỷ người dùng iPhone 'bị khóa' trong hệ sinh thái khủng
- 03-05-2023CEO Mercedes-Benz: Toàn bộ ngành công nghiệp của nền kinh tế lớn nhất EU sẽ gặp rủi ro nếu "thiếu hơi" Trung Quốc
- 02-05-2023Chuyện lạ tại thành phố giá nhà đắt đỏ bậc nhất: Chi 1,5 triệu đồng/tháng thuê được ‘căn hộ’ đủ công năng giữa lòng thủ đô
Vừa thở phào sau vụ giải cứu ngân hàng First Republic Bank (FRB), Phố Wall tiếp tục đối diện nỗi lo mới. Các ngân hàng khu vực của Mỹ đang khiến các nhà đầu tư bất an về sự ổn định của hệ thống tài chính. Điều này khiến nhiều cổ phiếu lao dốc và thúc đẩy làn sóng tháo chạy tìm nơi trú ẩn an toàn trên thị trường.
Đối với nhiều trader, chưa bao giờ tệ bằng lúc này.
Ngay trước khi FED đưa quyết định, cổ phiếu của 2 ngân hàng PacWest Bancorp và Western Alliance Bancorp đã nhiều lần bị tạm ngừng giao dịch vì biến động quá mạnh. Đây được cho là một điều đáng lo ngại. Cổ phiếu của cả hai nhà băng này đều giảm ít nhất 15% trong phiên giao dịch hôm 2/5. Ngành tài chính đang đè nặng lên chỉ số S&P 500. Có thời điểm, chỉ số KBW Regional Banking gồm cổ phiếu của các ngân hàng khu vực đã giảm gần 2%.
Rộng hơn, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,1%. S&P 500 sụt 1,2% và Nasdaq cũng giảm 1,1%.
Theo chuyên gia John Flood tại Goldman Sachs Group Inc., các nhà đầu tư quỹ phòng hộ giá xuống đã bán ra khiến các nhà đầu tư dài hạn cũng bán theo.
Nhà phân tích thị trường Ed Moya tại sàn môi giới Oanda cho biết: “Phố Wall đang nhanh chóng nhấn nút bán khi tình trạng hỗn loạn ngành ngân hàng chưa dừng lại. Khẩu vị rủi ro không cao vì các trader vẫn còn nghi ngờ về các ngân hàng khu vực, xác suất xảy ra suy thoái gia tăng và nguy cơ Mỹ vỡ nợ vào tháng tới”.
Tất cả những yếu tố này kết hợp lại với nhau và càng khiến các nhà đầu tư thêm bất an trước bài toán hóc búa của FED.
Ngoài những căng thẳng tài chính bắt nguồn từ sự sụp đổ của ngân hàng, các quan chức vẫn bị mắc kẹt giữa lạm phát cao và dữ liệu chỉ ra một cuộc suy thoái kinh tế. Chẳng hạn, dữ liệu cơ hội việc làm từ JOLTS đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm qua.
Trần nợ càng làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng và gây khó khăn cho cuộc họp của FED. Cơ quan này sẽ phải cân nhắc có nên tạm dừng tăng lãi suất trong tháng 5 để ngăn chặn suy thoái kinh tế hay không.
Trong khi diễn biến của thị trường phái sinh cho thấy nhà đầu tư vẫn đang dự đoán FED sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% trong tuần này, các trader lại giảm đặt cược vào việc tăng lãi suất và tin rằng cơ quan này sẽ bắt đầu cắt giảm trong năm nay.
Như vậy, không có gì ngạc nhiên khi trái phiếu được mua vào mạnh trong ngày 2/5, đặc biệt là sau đợt bán tháo của phiên trước. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm nhạy cảm hơn với các động thái sắp đưa ra của FED và đã giảm tới 21 điểm cơ bản xuống dưới 4%.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 6 tháng đạt 5% sau cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen rằng chính phủ Mỹ có nguy cơ vỡ nợ ngay từ đầu tháng 6 tới.
Tham khảo Bloomberg
Nhịp Sống Thị Trường