Duyên SBS-PNS, nếu thành...
CTCK phải tái cấu trúc chính bản thân mình thì đó là bài học lớn nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình "thay máu" hoạt động kinh doanh.
Cuối tuần qua, SBS bất ngờ công bố việc xin ý kiến cổ đông qua hình thức văn bản. Nội dung quan trọng: Hợp nhất với Chứng khoán Phương Nam (PNS).
Lấy ý kiến bằng văn bản, bằng bỏ phiếu hay bằng giơ phiếu trực tiếp chỉ là hình thức nhưng lấy ý kiến bằng văn bản sẽ giúp doanh nghiệp tránh được hàng tá câu hỏi khó của cổ đông.
SBS mất vị thế
SBS bị hủy niêm yết trên HoSE từ hồi tháng 3 năm nay do âm vốn chủ sở hữu. Khó khăn của SBS lộ diện từ năm 2012. Một câu chuyện dài khi từ một công ty chứng khoán top đầu, SBS bị rơi vào dạng "cổ phiếu ruồi" với hàng loạt thông tin không mấy tích cực.
Tạm bỏ qua một quãng thời gian dài biến động của SBS, doanh nghiệp này đã lên dây cót tái cấu trúc từ đầu năm 2012 đến nay. Thay thế toàn bộ nhân sự cấp cao của 3 cơ quan HĐQT, BKS và ban điều hành. Hàng loạt phương án để cứu công ty thoát khỏi bờ vực phá sản đã được tính đến nhưng đến tháng 9 năm 2012 thì đề án tái cấu trúc SBS không được ĐHCĐ thông qua. Đến tận ĐHCĐ thường niên 2013 tổ chức cuối tháng 2/2013 thì việc sống-còn của SBS được thông qua với 3 nội dung chính nhưng việc hợp nhất với PNS là chưa từng được tính đến.
Đầu năm 2013, hoạt động kinh doanh của SBS đã dần có lãi. Nhưng, nói một cách dễ hiểu: Dù đã nỗ lực tái cấu trúc nhưng con đường của SBS vẫn còn quá gian nan với âm vốn chủ sở hữu hàng trăm tỷ đồng và lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ đồng.
PNS chỉ mới là CTCK tầm vừa
PNS-ngoại trừ năm đột biến lọt top 10 thị phần môi giới HoSE nhờ cổ phiếu STB-thì mảng môi giới không nhiều đột phá. Tổng nhân sự cuối năm 2012 chỉ dưới 70 người trong đó bộ phận môi giới cuối năm 2012 trên dưới 15 người. Còn, SBS có tới 120 nhân sự cuối năm 2012 (sau khi đã cắt giảm mạnh trong năm).
Vốn điều lệ chỉ 340 tỷ đồng và vốn pháp định 300 tỷ đồng, PNS chỉ đang ở mức một CTCK tầm vừa và nhỏ.
Sức khỏe tài chính của PNS có lẽ không có nhiều chuyện phải bàn khi công ty lãi 15 tỷ đồng năm 2012 và có khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt hơn 22 tỷ đồng. PNS có vốn điều lệ 340 tỷ đồng nhưng số lượng cổ đông khá tập trung khi cổ đông lớn nắm giữ đến gần 94% vốn.
Cơ cấu nguồn vốn của PNS cũng khá an toàn với tỷ lệ đòn bẩy vốn thấp. Tính đến cuối quý 1/2013, nguồn vốn tự có chiếm gần 90% tổng nguồn vốn. PNS còn có 110 tỷ đồng tiền gửi ở Ngân hàng Phương Nam.
Kế hoạch kinh doanh năm 2013 với 76,5 tỷ đồng doanh thu và 40,5 tỷ đồng LNTT cộng với định hướng kinh doanh tăng cường quản trị rủi ro được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho thấy: PNS đã và đang chọn phương án an toàn.
Cứu SBS hay bén duyên cũ?
Nhìn lại "duyên cũ" giữa SBS và PNS có thể thấy: đây không phải lần đầu 2 cái tên này được nhắc tên cùng lúc. ĐHCĐ thường niên của SBS đã từng chứng kiến đại diện của PNS vào làm thành viên HĐQT.
Còn tại chứng khoán Phương Nam, con trai ông Trầm Bê-Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank là ông Trầm Khải Hòa từng là Chủ tịch HĐQT của PNS. Ông Hòa đã từ nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và chức vụ này hiện được giám đốc Lữ Bỉnh Huy kiêm nhiệm.
Vậy là, việc SBS và PNS-nếu thành-cũng không phải là cơ duyên gì mới.
SBS dù đang đối mặt với khủng hoảng nhưng phải nhấn mạnh rằng, với vốn lớn cộng với nhiều năm ròng hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, công ty đã tạo được cho mình không ít nền tảng mà các công ty nhỏ không làm được. Chỉ tính riêng phần nhân sự, SBS có đến 120 nhân sự (sau quá trình tinh giảm khủng năm 2012) trong khi PNS chỉ chưa đầy 70 người trong đó nhân sự môi giới chỉ khoảng 15 người.
Báo cáo thường niên của SBS cho biết, nhà đầu tư vẫn tin tưởng và duy trì số dư tiền gởi khá ổn định trong 6 tháng cuối năm 2012. Dù đã báo lãi tháng 4/2013 nhưng con đường phục hồi của SBS chưa rõ nét bởi những gánh nặng về các khoản phải trả, khoản lỗ âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế....còn rất lớn.
Việc hợp nhất có thành như SBS mong đợi hay không vẫn còn chờ ĐHCĐ SBS và còn là câu chuyện dài hơi khi PNS chưa có động thái nào liên quan đến vấn đề này. Là công ty chứng khoán, là tổ chức đi tư vấn cho các doanh nghiệp tái cấu trúc, việc các CTCK tự tái cấu trúc là điều nhiều nhà đầu tư chờ đợi. Kịch bản nào sẽ diễn ra vẫn đang còn là ẩn số.
Lấy ý kiến bằng văn bản, bằng bỏ phiếu hay bằng giơ phiếu trực tiếp chỉ là hình thức nhưng lấy ý kiến bằng văn bản sẽ giúp doanh nghiệp tránh được hàng tá câu hỏi khó của cổ đông.
SBS mất vị thế
SBS bị hủy niêm yết trên HoSE từ hồi tháng 3 năm nay do âm vốn chủ sở hữu. Khó khăn của SBS lộ diện từ năm 2012. Một câu chuyện dài khi từ một công ty chứng khoán top đầu, SBS bị rơi vào dạng "cổ phiếu ruồi" với hàng loạt thông tin không mấy tích cực.
Tạm bỏ qua một quãng thời gian dài biến động của SBS, doanh nghiệp này đã lên dây cót tái cấu trúc từ đầu năm 2012 đến nay. Thay thế toàn bộ nhân sự cấp cao của 3 cơ quan HĐQT, BKS và ban điều hành. Hàng loạt phương án để cứu công ty thoát khỏi bờ vực phá sản đã được tính đến nhưng đến tháng 9 năm 2012 thì đề án tái cấu trúc SBS không được ĐHCĐ thông qua. Đến tận ĐHCĐ thường niên 2013 tổ chức cuối tháng 2/2013 thì việc sống-còn của SBS được thông qua với 3 nội dung chính nhưng việc hợp nhất với PNS là chưa từng được tính đến.
Đầu năm 2013, hoạt động kinh doanh của SBS đã dần có lãi. Nhưng, nói một cách dễ hiểu: Dù đã nỗ lực tái cấu trúc nhưng con đường của SBS vẫn còn quá gian nan với âm vốn chủ sở hữu hàng trăm tỷ đồng và lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ đồng.
PNS chỉ mới là CTCK tầm vừa
PNS-ngoại trừ năm đột biến lọt top 10 thị phần môi giới HoSE nhờ cổ phiếu STB-thì mảng môi giới không nhiều đột phá. Tổng nhân sự cuối năm 2012 chỉ dưới 70 người trong đó bộ phận môi giới cuối năm 2012 trên dưới 15 người. Còn, SBS có tới 120 nhân sự cuối năm 2012 (sau khi đã cắt giảm mạnh trong năm).
Vốn điều lệ chỉ 340 tỷ đồng và vốn pháp định 300 tỷ đồng, PNS chỉ đang ở mức một CTCK tầm vừa và nhỏ.
Sức khỏe tài chính của PNS có lẽ không có nhiều chuyện phải bàn khi công ty lãi 15 tỷ đồng năm 2012 và có khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt hơn 22 tỷ đồng. PNS có vốn điều lệ 340 tỷ đồng nhưng số lượng cổ đông khá tập trung khi cổ đông lớn nắm giữ đến gần 94% vốn.
Cơ cấu nguồn vốn của PNS cũng khá an toàn với tỷ lệ đòn bẩy vốn thấp. Tính đến cuối quý 1/2013, nguồn vốn tự có chiếm gần 90% tổng nguồn vốn. PNS còn có 110 tỷ đồng tiền gửi ở Ngân hàng Phương Nam.
Kế hoạch kinh doanh năm 2013 với 76,5 tỷ đồng doanh thu và 40,5 tỷ đồng LNTT cộng với định hướng kinh doanh tăng cường quản trị rủi ro được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho thấy: PNS đã và đang chọn phương án an toàn.
Cứu SBS hay bén duyên cũ?
Nhìn lại "duyên cũ" giữa SBS và PNS có thể thấy: đây không phải lần đầu 2 cái tên này được nhắc tên cùng lúc. ĐHCĐ thường niên của SBS đã từng chứng kiến đại diện của PNS vào làm thành viên HĐQT.
Còn tại chứng khoán Phương Nam, con trai ông Trầm Bê-Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank là ông Trầm Khải Hòa từng là Chủ tịch HĐQT của PNS. Ông Hòa đã từ nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và chức vụ này hiện được giám đốc Lữ Bỉnh Huy kiêm nhiệm.
Vậy là, việc SBS và PNS-nếu thành-cũng không phải là cơ duyên gì mới.
SBS dù đang đối mặt với khủng hoảng nhưng phải nhấn mạnh rằng, với vốn lớn cộng với nhiều năm ròng hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, công ty đã tạo được cho mình không ít nền tảng mà các công ty nhỏ không làm được. Chỉ tính riêng phần nhân sự, SBS có đến 120 nhân sự (sau quá trình tinh giảm khủng năm 2012) trong khi PNS chỉ chưa đầy 70 người trong đó nhân sự môi giới chỉ khoảng 15 người.
Báo cáo thường niên của SBS cho biết, nhà đầu tư vẫn tin tưởng và duy trì số dư tiền gởi khá ổn định trong 6 tháng cuối năm 2012. Dù đã báo lãi tháng 4/2013 nhưng con đường phục hồi của SBS chưa rõ nét bởi những gánh nặng về các khoản phải trả, khoản lỗ âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế....còn rất lớn.
Việc hợp nhất có thành như SBS mong đợi hay không vẫn còn chờ ĐHCĐ SBS và còn là câu chuyện dài hơi khi PNS chưa có động thái nào liên quan đến vấn đề này. Là công ty chứng khoán, là tổ chức đi tư vấn cho các doanh nghiệp tái cấu trúc, việc các CTCK tự tái cấu trúc là điều nhiều nhà đầu tư chờ đợi. Kịch bản nào sẽ diễn ra vẫn đang còn là ẩn số.
Nguyễn Thanh
Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!