Hậu PVF hủy niêm yết: Chờ động thái của 2 quỹ ETF
Kế hoạch về tỷ lệ nợ xấu của Pvcombank đến năm 2015 sẽ giảm từ mức 4,2% xuống 3,34% và do đó, trong 2 năm tới PVCombank vẫn không đủ điều kiện để niêm yết.
- 12-09-2013PVFC "chia tay" HoSE từ 23/9 để huỷ niêm yết và hợp nhất với WesternBank
- 09-09-2013“Hôn nhân” PVFC – WesternBank: Vui, nhưng vẫn còn băn khoăn và tiếc nuối
- 27-08-2013So găng PVFC – WesternBank hợp nhất với các ngân hàng trong hệ thống
- 26-08-2013Dựng “khung” ngân hàng hợp nhất PVFC-WesternBank
Ngày 12/9, Sở GDCK Tp.HCM đã có quyết định chính thức về ngày hủy niêm yết của PVF là ngày 24/9/2013, ngày giao dịch cuối cùng là ngày 23/9. Tức là chỉ còn 2 tuần nữa PVF sẽ bị hủy niêm yết, và câu chuyện sau khi PVF hủy niêm yết sẽ còn nhiều điều để bàn.
Bị loại khỏi VN30 và
danh mục của 2 quỹ ETF
Giá sau điều chỉnh cao nhất đạt 38.000 đồng/cp, hiện giá PVFC chỉ ở mức 5.200 đồng/cp (giảm 86% so với đỉnh)
PVF hiện đang nằm trong nhóm VN30 và nằm trong rổ danh mục của 2 quỹ ETF là FTSE Vietnam UCITS ETF và Market Vector Vietnam ETF.
PVF hủy niêm yết, hội đồng VN30 phải chọn một trong 10 cổ phiếu dự bị để thay thế. Hiện danh sách 10 cổ phiếu dự phòng VN30 có PVT, DHG, HCM, BMP, PHR, HVG, DPR, PNJ, VCF, DVP.
Việc bị loại khỏi danh mục VN30 không ảnh hưởng nhiều đến cổ đông PVF và giá cổ phiếu trên sàn, nhưng bị loại khỏi danh mục của 2 quỹ ETF thì câu chuyện hoàn toàn khác.
Theo số liệu ngày 6/9/2013, cổ phiếu PVF chiếm 1,24% tổng giá trị danh mục của quỹ FTSE, giá trị cổ phiếu trong danh mục của FTSE tương đương 3,349 triệu USD, khoảng 11,2 triệu cổ phiếu; trong khi quỹ Market Vector cập nhật số liệu đến ngày 12/9/2013, giá trị thị trường của PVF tại quỹ VNM cũng chỉ tương đương 3,44 triệu USD nhưng số lượng cổ phiếu PVF trong danh mục quỹ VNM lên đến 13.994.552 cổ phiếu (4 phiên vừa qua PVF có 2 phiên sàn và 2 phiên giảm trên 3%).
Như vậy tổng số cổ phiếu PVF do 2 quỹ ETF đang nắm giữ khoảng hơn 25 triệu cổ phiếu.
FTSE đã công bố thay đổi danh mục cho 3 tháng tới vào cuối
tuần trước, trước thời điểm PVF công bố sẽ hủy niêm yết và PVF không bị loại.
Tuy
nhiên theo luật của FTSE, nếu một cổ phiếu trong rổ FTSE Vietnam Index bị thâu
tóm (taken over) bởi một công ty không nằm trong rổ chỉ số thì cổ phiếu ban đầu
sẽ bị loại, công ty được hình thành sau đó lọt vào chỉ số nếu đáp ứng đủ các điều
kiện, nếu không đáp ứng đủ, chỗ trống được bù đắp cho kỳ review tiếp theo. PVF
hợp nhất với Westernbank, chắc chắn PVF sẽ bị loại khỏi FTSE.
Ngoài ra, một cổ phiếu khi tạm ngừng giao dịch có thể nằm trong danh mục của FTSE trong thời gian tối đa 20 ngày giao dịch, trong trường hợp PVF hủy niêm yết, FTSE có thể tạm thời xóa bỏ cổ phiếu với mức giá bằng 0 và cổ phiếu mới thay thế trong kỳ review tiếp theo.
Quỹ ETF mua cổ phiếu không phải để đầu tư giá trị
Đối với quỹ Market Vector, chiều nay qũy này sẽ công bố danh
mục cho kỳ review tiếp theo. Điều kiện của Market Vector đối với cổ phiếu sau
sáp nhập có thể vẫn được duy trì trong danh mục nếu nó đáp ứng đủ các yêu cầu về
vốn hóa, tỷ lệ free-float, nhưng nó phải là surviving stock (cổ phiếu sống). Ngoài ra Market Vector quy định cổ phiếu bị ngưng giao dịch quá 10 phiên liên tiếp sẽ bị loại ngay lập tức ra khỏi danh mục.
Trong trường hợp của PVF đã bị hủy niêm yết thì cổ phiếu này sẽ bị loại ngay lập tức và có cổ phiếu khác ngay thế đúng bằng tỷ trọng của PVF (do số cổ phiếu tối thiểu của Market Vector là 25 mã).
Ngoài ra, hàng loạt CTCK cắt margin PVF cũng sẽ tạo thành một làn sóng "tháo chạy" khỏi cổ phiếu này. Rất có thể trong 2 tuần trước khi bị hủy niêm yết, chuỗi giảm điểm của PVF sẽ chưa dừng lại.
Ngày về còn xa
Ngân hàng mới sau sáp nhập có thể được niêm yết trở lại sau 12 tháng. Tuy nhiên khả năng này của PVFC – bây giờ là PVCombank rất khó.
Theo nội dung của Thông tư 73 vừa được Bộ Tài chính ban hành vào tháng 5/2013, một công ty hình thành sau hợp nhất có 1 công ty đã niêm yết trên HoSE và 1 công ty chưa niêm yết (Westernbank) thì công ty sau hợp nhất phải có ít nhất 2 năm hoạt động dưới hình thức CTCK, ROE năm gần rất tối thiểu 5%, có lãi 2 năm liền trước khi niêm yết...ngoài ra công ty chưa niêm yết phải thỏa mãn các điều kiện về ROE (tối thiểu 5%), KQKD 2 năm liền trước có lãi, không có lỗ lũy kế, không có nợ quá hạn quá 1 năm.
Trường hợp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về cơ bản giống như trường hợp niêm yết trên sở GDCK TP.HCM, các công ty hình thành sau hợp nhất phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a,c,d,đ,e khoản 1 điều 54 nghị định 58/2012/NĐ-CP (vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ, có ít nhất 1 năm hoạt động dưới hình thức CTCP), ROE tối thiểu 5%, không có nợ quá hạn trên 1 năm, không có lỗ lũy kế đến thời điểm đăng ký niêm yết, tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ (trừ trường hợp DNNN cổ phần hóa).
PVCombank có thể đáp ứng chỉ tiêu về ROE (theo kế hoạch), khi năm 2014 ngân hàng này dự kiến ROE đạt 8,35% năm 2014 và đạt 10% trong năm 2015.
Tuy nhiên PVCombank phải đáp ứng điều kiện về việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK đối với các Tổ chức tín dụng cổ phần theo quy định của thông tư 26/2012/TT-NHNN. Một trong các điều kiện khó khăn nhất là TCTD phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trong 2 quý liền kề mới được niêm yết, ngoài ra phải đáp ứng đủ vốn pháp định, kinh doanh có lãi trong hai năm liền kề trước đó, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, không bị xử phạt hành chính trong 12 tháng liền kề trước đó…
Kế hoạch về tỷ lệ nợ xấu của Pvcombank đến năm 2015 sẽ giảm từ mức 4,2% xuống 3,34% và do đó, trong 2 năm tới PVCombank vẫn không đủ điều kiện để niêm yết.
Trí Thức Trẻ