10 công ty vay ngang hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc
Sự phát triển của mô hình P2P Lending trên thế giới trong khoảng 10 năm gần đây đã tạo ra kênh cung ứng vốn mới trên thị trường. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên tham gia, có thể gây ra mất ổn định kinh tế xã hội.
- 09-04-2019Cho vay ngang hàng (P2P)- vay tiền nhanh, dễ đi kèm với rủi ro tiềm ẩn
- 02-04-2019Phó Thống đốc: Sẽ thí điểm cho vay ngang hàng
- 26-03-2019Làm gì để giảm rủi ro từ cho vay ngang hàng?
Theo thống kê được Trung tâm Nghiên cứu kinh tế - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) cho thấy, Việt Nam hiện có 40 công ty cho vay ngang hàng ( P2P Lending ) đang hoạt động. Trong đó có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số công ty từ Indonesia và Singapore.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, một số công ty trong số 40 doanh nghiệp này đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã khuyến cáo người dân nên cẩn trọng khi tham gia mô hình này.
Trong khi đó theo một số chuyên gia kinh tế: Tại Việt Nam đã xuất hiện một số công ty cung ứng dịch vụ tương tự mô hình các công tay vận hành vay ngang hàng. Tuy nhiên, mô hình này còn nhiều bất cập, khiến tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cá bên và cả xã hội, nhất là do không minh bạch về lợi nhuận, khả năng bị đánh cắp thông tin do lỗ hổng bảo mật, một số đối tượng núp bóng giao dịch để trốn thuế, rửa tiền, biến tướng để huy động tài chính đa cấp
Nhiều đối tượng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen núp bóng nền tảng P2P Lending để cho vay vượt trần lãi suất; không cung cấp hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác về các rủi ro mà các bên tham gia có thể gặp phải hoặc tình trạng đưa ra mức lãi suất cao phi thực tế để lôi kéo người cho vay tham gia.
"Do đó, nếu xảy ra tranh chấp do việc không đòi được các khoản đã cho vay, người cho vay có thể mất tiền, khó truy đòi trách nhiệm từ các công ty cung ứng nền tảng cho vay ngang hàng", các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.
Được biết, đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã và đang phối hợp các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để có đề xuất xây dựng biện pháp quản lý phù hợp đối với các hình thức thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ nói chung và hoạt động P2P Lending nói riêng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, TS-LS. Bùi Quang Tín chuyên gia tài chính cho rằng kể cả việc có hành lang pháp lý thì ban đầu vẫn cần phải thử nghiệm, còn nếu ban hành ngay lập tức sẽ rất khó cho cơ quan nhà nước
“Chúng ta không thể nào lấy phiên bản nước ngoài mà áp vào được, phải phù hợp với điều kiện và môi trường Việt Nam. Tất cả các bên liên quan từ trung gian, người đi vay , người cho vay đều cần quy định rõ ràng, cụ thể về những việc được làm và không được làm, quyền và nghĩa vụ nhất định”, ông Tín phân tích.
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh