3 món thường được ăn vô tội vạ thực ra “hại” gấp trăm lần đồ ngọt, là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường: Mâm cơm của người Việt ngày nào cũng có
Có nhiều người thắc mắc bản thân không ăn nhiều đồ ngọt nhưng vẫn bị tiểu đường. Lý do nằm ở những món ăn tưởng chừng như "béo bở'' này.
- 01-11-2021Cụ bà 109 tuổi nhưng da dẻ hồng hào, khỏe khoắn như tuổi 60: Bí quyết trường thọ không phải là tập thể dục nhiều mà là ăn 1 món ngon bổ này
- 01-11-2021Cà chua có cả tác dụng ngừa ung thư nhưng không nên ăn với thực phẩm này để tránh ngộ độc, mất dinh dưỡng
- 01-11-2021Người ĐOẢN THỌ thường gặp 5 dấu hiệu này khi đi bộ, nếu bạn có trên 2 điều thì sức khoẻ đang đi xuống, cần đi khám ngay
Son song với mức sống hiện đại dần được nâng cao thì tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường cũng dần tăng lên. Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, có nhiều biến chứng và kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác đáng lo ngại. Vì vậy mọi người nên bắt đầu kiểm soát đường huyết của bản thân càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, nhìn chung mọi người vẫn có sự hiểu lầm về bệnh tiểu đường, cho rằng bệnh xuất hiện là do ăn quá nhiều đồ ngọt. Đây là một quan điểm phản khoa học, bởi nhiều người không thích ăn đồ ngọt cũng có thể mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ, những người thường xuyên tiêu thụ ba loại thực phẩm sau đây thực sự có nhiều khả năng mắc tiểu đường!
1. Thực phẩm giàu tinh bột
Nói chung, thực phẩm giàu tinh bột chứa hàm lượng cacbohydrate cao, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều cacbohydrat sẽ chuyển hóa thành đường nên hàm lượng đường trong dễ vượt quá tiêu chuẩn. Điều này khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Hơn nữa, nếu cơ thể chứa hàm lượng đường cao cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin. Bên cạnh đó, chúng ta thường tiêu hóa thức ăn tinh bột nhanh chóng, tốc độ tiêu hóa thậm chí có thể so sánh với đường trắng, điều này cũng làm cho lượng đường trong máu trong cơ thể tăng nhanh sau khi ăn thức ăn giàu tinh bột.
Vì vậy, nếu muốn phòng bệnh tiểu đường, mọi người nên ăn ít thức ăn có hàm lượng tinh bột cao như bánh bao, bún, cơm giúp làm giảm lượng đường trong máu, ổn định các chỉ số và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Thực phẩm chế biến
Thực phẩm chế biến sẵn ở nước ta rất phổ biến. Tuy nhiên các gia đình cần lưu ý không nên tiêu thụ quá nhiều. Vì ăn nhiều dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong cuộc sống hiện đại bận rộn với công việc, chúng ta không thể tránh khỏi những thực phẩm chế biến sẵn.
Đặc biệt là các món ăn như xúc xích, giăm bông rất được ưa chuộng vì tiện lợi và hợp khẩu vị. Nhưng trên thực tế, loại thực phẩm chế biến sẵn này chứa nhiều dầu, mùi vị rất ngon nhưng hàm lượng chất béo quá cao, ăn nhiều dễ dẫn đến béo phì và tăng đường huyết trong cơ thể.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Hơn nữa, do thực phẩm chế biến sẵn cần bảo quản trong thời gian dài nên trong quá trình sản xuất người ta cho thêm các chất phụ gia như chất bảo quản. Tuy liều lượng nằm trong ngưỡng được nhà nước cho phép nhưng ăn quá nhiều chắc chắn sẽ không tốt cho sức khỏe. Do đó, nếu muốn phòng bệnh tiểu đường tốt hơn, chúng ta nên ăn ít thực phẩm chế biến sẵn.
3. Thực phẩm giàu chất béo
Mức sống của người hiện đại ngày càng được cải thiện và khẩu phần ăn của chúng ta cũng trở nên phong phú hơn. Các loại thực phẩm gia cầm như thịt lợn, thịt gà là những món ăn phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng ăn quá nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe cơ thể của. Đặc biệt, thịt lợn có hàm lượng chất béo cao. Nếu thịt lợn được ăn trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến béo phì. Theo nghiên cứu ở Trung Quốc, những người béo phì có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người bình thường.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Vì vậy, khi ăn chúng ta cần chú ý kết hợp giữa thịt và rau củ, hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo có thể kích thích vị giác, vì sức khỏe tốt vẫn quan trọng hơn cả. Đặc biệt những người đang có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường phải chú ý hạn chế thực phẩm giàu chất béo.
Ba loại thực phẩm trên là món ăn phổ biến trong mâm cơm của người Việt và có tác động nhất định đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu muốn phòng bệnh tốt hơn, chúng ta nên giảm ăn ba loại thực phẩm này để ổn định lượng đường trong máu và giúp cơ thể khỏe mạnh.
Đồng thời, ngoài chế độ ăn uống, mỗi người cũng cần phải kết hợp tập thể dục. Vận động thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau. Tập thể dục vừa phải có thể nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đồng thời tiêu hao chất béo và calo, điều này cũng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo Abolouwang