9 phương pháp giảm cân tưởng "lành mạnh" nhưng lại "hại người"
Giảm cân thường là một quá trình đầy khó khăn, thách thức và dễ dàng gây hại cho cơ thể nếu người giảm cân có một số thói quen xấu sau đây.
- 09-05-2022Không kiểm tra, không bài về nhà, không hình phạt, giáo dục Phần Lan vẫn dẫn đầu cả thế giới, tại sao lại như vậy?
- 06-05-2022Tạp chí nước ngoài gợi ý 8 trải nghiệm khi đến vùng sông nước Cửu Long: Thăm làng nổi giữa rừng tràm, thưởng thức món ăn chỉ dành cho những 'du khách dũng cảm'
- 06-05-2022Bất động sản triệu đô trải dài khắp thế giới của vợ chồng nhà David Beckham: Từ penthouse ở toà nhà chọc trời cho đến villa ở Dubai
1. Ngủ không đủ giấc để tập thể dục buổi sáng
(Ảnh: Shutterstocks)
Tập thể dục buổi sáng có tác dụng điều chỉnh các hormone tự nhiên, cải thiện tâm trạng, tăng sự tập trung và giảm độ thèm ăn của cơ thể. Tuy nhiên, nếu người giảm cân lược bỏ thời gian ngủ của mình, ngủ không đủ giấc để dành thời gian cho hoạt động này thì rất dễ bị phản tác dụng, gia tăng cảm giác đói và từ đó dẫn đến tình trạng tăng cân.
2. Tập thể dục hàng ngày
(Ảnh: Brightside)
Một kế hoạch tập luyện thường xuyên chắc chắn là một yếu tố cần thiết để quá trình giảm cân được hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, bạn nên dành 1 ngày để nghỉ ngơi sau mỗi 7 – 10 ngày tập luyện để cơ thể có thời gian chữa lành các chấn thương nhỏ, cân bằng lại mức axit lactic và glycogen, từ đó giúp cơ bắp phát triển mạnh mẽ hơn.
3. Ngủ nhiều
(Ảnh: Brightside)
Giống như thiếu ngủ, ngủ quá nhiều cũng là một tình trạng gây hại tới cơ thể, làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, lo âu và béo phì. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ suốt cả ngày thì bạn có thể cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
4. Ăn không đủ chất béo
(Ảnh: Brightside)
Chất béo lành mạnh là một yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống cân bằng mà cơ thể cần. Chúng có tác dụng hỗ trợ hấp thụ vitamin, hỗ trợ sự phát triển của tế bào, tăng cường sức khỏe của não và mắt, thúc đẩy sản xuất hormone… Một số nguồn chất béo lành mạnh là pho mát, trứng, bơ, ô liu, hạt chia…
5. Cắt bỏ hoàn toàn đường
(Ảnh: Brightside)
Việc cắt bỏ hoàn toàn đường khỏi chế độ ăn uống có thể dẫn đến tình trạng thèm, muốn dùng thêm chất làm ngọt nhân tạo vào trong thực đơn, từ đó gây ra bệnh tiểu đường và béo phì. Để hiệu quả giảm cân được tốt nhất, bạn có thể chọn dùng các loại đường có trong hoa quả.
6. Loại bỏ lòng đỏ trứng gà
(Ảnh: Shutterstocks)
Lòng đỏ trứng gà chứa tới một nửa lượng chất dinh dưỡng có trong trứng. Loại bỏ phần này đồng nghĩa với việc bạn đã loại bỏ choline – dưỡng chất có tác dụng tạo màng tế bào, có lợi cho não bộ.
7. Không nạp đủ protein
(Ảnh: Brightside)
Protein đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất. Không có loại chất này, cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng mất cơ, suy giảm hệ miễn dịch, làm yếu tóc và móng.
8. Ăn sữa chua có vị ngọt nhân tạo
(Ảnh: Shutterstocks)
Tuy sữa chua mang lại nhiều loại ích cho sức khỏe, các loại sữa chua có vị ngọt nhân tạo lại gây hại tới quá trình giảm cân. Nếu yêu thích sữa chua hương vị trái cây, bạn có thể xem xét sử dụng kết hợp sữa chua và hoa quả tự nhiên.
9. Uống quá nhiều nước
(Ảnh: Brightside)
Uống quá nhiều nước có thể dẫn tới tình trạng mất nước và tăng cân. Mất nước quá mức xảy ra khi lượng muối và các chất điện giải bị loãng, từ đó ảnh hướng đến các chức năng của cơ thể. Đồng thời, uống nước liên tục cũng có thể làm giảm nồng độ natri, khiến các tế bào trong cơ thể sưng lên, bao gồm cả các tế bào não. Một số biểu hiện đáng lưu ý của tình trạng uống nước quá nhiều là buồn nôn, đau đầu, chóng mặt…
VTV.vn