Chỉ số PMI tháng 10 của Việt Nam giảm còn 51,6 điểm, thấp nhất trong 5 tháng
Lĩnh vực sản xuất cho đến nay vẫn là lĩnh vực phát triển mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay. Do đó, từ này đến cuối năm 2017, tăng trưởng cần gia tăng trở lại để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6,7%, IHS Markit nhận xét.
- 02-10-2017Vượt Thái Lan, Singapore, Việt Nam thăng hoa, dẫn đầu khu vực ở chỉ số PMI
- 01-03-2017Ngành sản xuất thăng hoa: Chỉ số PMI tháng 2 của Việt Nam cao nhất 21 tháng, dẫn đầu Đông Nam Á
- 04-05-2016Thêm tin tích cực cho kinh tế Việt Nam, chỉ số PMI tăng cao nhất 9 tháng
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam – một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất – trong tháng 10 giảm xuống 51,6 điểm từ mức 53,3 điểm trong tháng 9.
Điều này cho thấy mức cải thiện nhẹ về các điều kiện kinh doanh và là mức cải thiện kém nhất trong thời gian 5 tháng. Tuy vậy, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam liên tục cải thiện từ tháng 12/2015, báo cáo của Nikkei cho biết.
Nikkei chưa công bố chỉ số PMI cho khu vực ASEAN trong tháng 10. Với mức 53,3 điểm trong tháng 9, Việt Nam đứng đầu các nước ASEAN.
Theo báo cáo này, yếu tố chính làm các điều kiện hoạt động cải thiện chậm hơn trong tháng 10 là sản lượng đã tăng chậm hơn rất nhiều. Sản lượng tăng ở mức tăng yếu nhất trong thời kỳ tăng sản lượng kéo dài 12 tháng gần đây.
Báo cáo cho biết, số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh trong tháng 10, mặc dù mức độ tăng là yếu hơn so với tháng 9. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng nhanh hơn, và đây là mức tăng mạnh nhất trong 6 tháng.
Khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh, các nhà sản xuất đã tăng hoạt động mua hàng với tốc độ nhanh hơn, mặc dù đây là mức tăng thấp hơn so với tháng trước.
Các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới, nhờ những dự báo về khả năng cải thiện nhu cầu thị trường và việc đạt mục tiêu kế hoạch của công ty. Mức độ lạc quan cao hơn so với tháng 9.
“Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã chững lại trong tháng 10 khi sản lượng chỉ tăng nhẹ trong tháng. Số lượng đơn đặt hàng mới cũng tăng chậm lại, nhưng vẫn còn mạnh khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhanh hơn”, Andrew Harker, Phó giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nhận xét.
Harker cũng cho rằng tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất, làm cho chi phí đầu vào tăng và thời gian giao hàng bị kéo dài.
“Lĩnh vực sản xuất cho đến nay vẫn là lĩnh vực phát triển mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay. Do đó, từ sau tháng 10 đến cuối năm 2017 tăng trưởng cần gia tăng trở lại để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6,7%. IHS Markit hiện đang dự báo tăng trưởng là 6,5%”, Harker nói thêm.
BizLive