MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội: Đa số ý kiến thống nhất nợ công không bao gồm nợ DNNN

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi) trước Quốc hội ngày 25/5, ông Nguyễn Đức Hải cho biết, khoản 2 Điều 1 Dự thảo luật quy định về phạm vi nợ công theo hướng giữ như quy định hiện hành, theo đó, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.

Theo ông Hải, việc DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập tự vay, tự trả thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Trong trường hợp DNNN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác. Trường hợp đơn vị sự nghiệp vay nợ không trả được nợ thì cơ chế xử lý cũng được áp dụng như đối với các doanh nghiệp. Nếu quy định nợ của DNNN, đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi nợ công sẽ dẫn đến gia tăng nghĩa vụ trả nợ công rất lớn, ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia. Quy định nợ DNNN không thuộc phạm vi nợ công cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

‘Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS thống nhất với phạm vi nợ công thể hiện trong Dự thảo luật, theo đó không tính vào nợ công các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ, nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), của đơn vị sự nghiệp công lập’, người đại diện Quốc hội phát biểu.

Dù ý kiến này được đa số đồng thuận, vẫn có ý kiến đề nghị bổ sung vào phạm vi nợ công các khoản nợ tự vay, tự trả của DNNN vì cho rằng, đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm đối với các khoản nợ trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Cũng Có ý kiến cho rằng, việc không trả được nợ nước ngoài của DNNN có thể ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm của quốc gia và trên thực tế đã có trường hợp Nhà nước phải trả nợ thay. Do đó, Quốc hội cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định nhằm tăng cường quản lý, giảm thiểu rủi ro đối với khoản nợ này.

Ngoài nợ DNNN vay, còn có ý kiến đề nghị nghiên cứu, đưa các khoản ứng trước ngân sách nhà nước (NSNN), nợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho các ngân hàng chính sách, nợ hoàn thuế GTGT vào phạm vi nợ công vì đó là những khoản nợ ngân sách nhà nước sẽ phải bố trí nguồn để trả ở các năm sau, nếu không tính vào nợ công sẽ dẫn đến những rủi ro, khó kiểm soát trong quá trình quản lý nợ công và điều hành NSNN.

Theo Trần Dũng

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên