MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch VINASME: EVFTA là hiệp định tiến bộ và bổ trợ chứ không cạnh tranh

Chiều ngày 29/7, tại diễn đàn “EVFTA: Con đường đắc lợi, con đường gian nan", Chủ tịch VINASME Nguyễn Văn Thân đã có bài phát biểu về những thuận lơi cũng như khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi sắp tới các Hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực.

Tại diễn đàn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), ông Nguyễn Văn Thân đã khẳng định rằng trong việc ký kết Hiệp định thương mại tự do EVFTA, Việt Nam có một lợi thế to lớn mà chưa được nhắc đến đó là cộng đồng người Việt Nam có tinh thần hợp tác rất cao.

Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam là thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên. Đây đều là những quốc gia có nền kinh tế lớn cũng như công nghệ tiên tiến cao, gần 500 triệu dân với thu nhập bình quân đầu người là 36.000USD trong một năm, cao hơn nhiều so với Việt Nam.

Ông Thân khẳng định, "Đây là một Hiệp định tiến bộ và bổ trợ chứ không phải cạnh tranh. Bổ trợ là Việt Nam chỉ xuất những hàng hoá mà các nước đối tác thiếu và nhập những mặt hàng mà Việt Nam đang thiếu".

Nông, lâm, thuỷ hải sản, giày dép là những mặt hàng mà Trung Quốc và Việt Nam xuất khẩu nhiều sang các nước khối Liên minh châu Âu. Việt Nam cũng là quốc gia liên tục nhập khẩu những hàng hoá về máy móc hay thiết bị công nghệ cao từ khối các nước này. Vì vậy, đây là những điểm sáng đối với chúng ta, ông Thuỷ nói.

Về hàng rào thuế quan, mặc dù không phải miễn 100% nhưng Việt Nam cũng sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi. Thêm vào đó, Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại giữa các nước. 

Chủ tịch VINASME cũng nói thêm, cộng đồng người Việt ở châu Âu là một cộng đồng rất hùng mạnh. Hơn nữa, họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong thị trường hai bên và là những cầu nối trung gian tiềm năng để chuyển giao giữa thương mại của Việt Nam với châu Âu.

Ông Thân chia sẻ, mặc dù các Hiệp định thương mại được ký kết, nhưng nếu không có bên trung gian thì rất khó làm việc, do rào cản giữa ngôn ngữ, văn hoá và cách làm việc. Vì vậy, cộng đồng người Việt ở châu Âu là một lợi thế cho việc hợp tác lần này.

Thêm vào đó, Chủ tịch Nguyễn Văn Thân cũng chỉ ra rằng một thế mạnh khác của Việt Nam đó là số lượng các trung tâm thương mại tại châu Âu là rất lớn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trước đây không nhận ra điều này, dẫn đến họ mất đi cơ hội và phải đi tìm hướng đi riêng. Đây là một điều rất đáng tiếc, bởi vì cộng đồng người Việt tại châu Âu là những người rất am hiểu về những thị trường này.

Cơ hội thứ hai là Việt Nam có thể tận dụng cộng đồng người Việt tại châu Âu trong các chiến dịch quảng cáo. Bởi khi nhìn vào Trung Quốc, ông cho rằng người Việt đã tiêu thụ hàng hoá Trung Quốc nhiều hơn là hàng Việt, do giá thành rẻ và marketing tốt. 

Tuy nhiên, theo Chủ tịch VINASME doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường này cũng có thể gặp khó. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn khi ra nhập vào một thị trường chuyên nghiệp hơn, tối ưu hơn. Ông Thân cho rằng mặc dù đây là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phải thực hiện tái cơ cấu tổ chức. 

Ông Nguyễn Văn Thân nói thêm: "Hiệp định lần này buộc các doanh nghiệp phải chuyên nghiệp, nếu không sẽ thất bại nhanh. Nếu các doanh nghiệp không đầu tư về vốn, lao động, máy móc thiết bị hơn nữa thì sẽ không thể tồn tại lâu".

Theo ông Thân, Việt Nam đã ký kết rất nhiều các hiệp định, điển hình như hiệp định CPTPP, hiệp định EVFTA, và hiệp định song phương. Việt Nam đã quyết tâm đi theo con đường hội nhập. Điều này sẽ đòi hỏi chúng ta phải áp dụng các chính sách, luật lệ theo hướng phù hợp hơn, miễn là bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, hai bên cùng có lợi.

Cuối cùng, ông Thân kết luật rằng doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn hơn nữa, không nên ngại ngần khi bước chân vào con đường hội nhập. Những khó khăn đang ở ngay trước mắt, vì vậy Chính phủ, các cộng đồng doanh nghiệp cần bắt tay vào làm những công việc thiết thực và mang tính bền vững trước. 

Q.L

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên