Để lãi suất ổn định
Chính phủ chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công được nêu trong Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017. Điều này có tác động không nhỏ đến quá trình thực thi chính sách tiền tệ nếu thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai chính sách tiền tệ và tài khóa.
- 09-08-2017Lãi suất 0% và việc chuyển 3 tỷ USD sang mua nhà tại Mỹ
- 06-08-2017Khả năng sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất cho vay?
- 06-08-2017Lãi suất giảm, doanh nghiệp được gì?
Trong 6 tháng đầu năm 2017, mặc dù các bộ, ngành đã triển khai tích cực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 5,73%, tuy nhiên vấn đề nổi lên trong thực hiện kế hoạch ngân sách Nhà nước là việc giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 25,6% dự toán năm 2017 đã được Quốc hội thông qua, thấp hơn so với cùng kỳ, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư công.
Do vậy 6 tháng cuối năm nay, Chính phủ chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công được nêu trong Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017. Điều này có tác động không nhỏ đến quá trình thực thi chính sách tiền tệ nếu thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai chính sách tiền tệ và tài khóa.
Ảnh minh họa
Chính sách tiền tệ với nội dung cơ bản là kiểm soát cung tiền và lãi suất của nền kinh tế, trong khi đó thu, chi của Chính phủ có tác động trực tiếp đến cung tiền và lãi suất. Xem xét bảng cân đối tiền tệ toàn ngành (monetery survey), dễ dàng nhận thấy, các hoạt động thu, chi Chính phủ được phản ánh rõ qua các giao dịch trên tài khoản Kho bạc mở tại Ngân hàng Trung ương (NHTW) hoặc mở tại NHTM. Tiền gửi của Chính phủ tại NHTW là cấu phần quan trọng trong tiền cơ bản (money base), do vậy cũng là cấu phần quan trọng làm thay đổi cung tiền M2 trong nền kinh tế.
Trong những thời kỳ nguồn thu và chi tiêu của Chính phủ diễn ra mạnh mẽ, việc chuyển tiền hai chiều trên tài khoản của Chính phủ tại NHTW có thể gây biến động tiền cơ bản của NHTW. Thực tế ở Việt Nam, cũng như nhiều nước đang phát triển khác, sự biến động của tiền gửi Kho bạc có những lúc tăng cao đáng kể làm giảm mạnh vốn khả dụng của các NHTM, qua đó làm tăng lãi suất liên NH.
Ngược lại, cũng có lúc làm tăng đáng kể vốn khả dụng và giảm lãi suất liên NH. Điều này gây áp lực nhất định cho kiểm soát cung tiền của NHTW trong thực thi chính sách tiền tệ. Đặc biệt ở những nước một phần tiền gửi Kho bạc được gửi tại NHTM thì việc kiểm soát cung tiền và lãi suất của NHTW càng khó khăn hơn.
Vì vậy, trong 6 tháng cuối năm 2017, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công sẽ tác động trực tiếp không nhỏ đến dòng vốn khả dụng của các NHTM, đến lãi suất thị trường liên NH. Từ thực tế này, vấn đề đặt ra trong phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa những tháng cuối năm là cần có sự phối hợp kịp thời và nhịp nhàng trong quá trình điều hành hai chính sách. Trước hết là việc trao đổi thông tin kịp thời, các khoản thu, chi lớn của Chính phủ ảnh hưởng đến dòng tiền cần được thông báo trước với NHNN.
Theo đó, NHNN điều chỉnh dòng tiền phù hợp, tránh để các NHTM rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản đẩy lãi suất lên cao, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ổn định lãi suất đúng với mục tiêu đã đặt ra. Tiếp đến là sự phối hợp trong việc tài trợ thâm hụt ngân sách và quản lý nợ công, sự phối hợp này là vô cùng quan trọng đảm bảo tính tương tác hiệu quả của cả hai chính sách. Một liều lượng hợp lý cho việc bù đắp thâm hụt ngân sách từ hệ thống NH, từ vay nước ngoài sẽ hỗ trợ mang lại hiệu quả nhất định cho thực thi chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.
Thời báo ngân hàng