Đơn từ chức khiến nhiều lãnh đạo phải mất ngủ: Đây là những điều nhân viên có thể không nói, nhưng sếp rất cần nhận ra
Đơn từ chức này đã viết ra những điều mà mọi nhân viên đều muốn nhắn gửi tới sếp của mình, chỉ là không dám.
- 29-10-202010 kinh nghiệm sống của Giáo sư ĐH Harvard: Sống phải ưỡn ngực thẳng lưng, đừng như con tôm "oằn mình đội phân"
- 28-10-2020Thường xuyên tỉnh giấc lúc 1-3 giờ sáng chính là dấu hiệu gan đang kêu cứu: Áp dụng ngay 4 cách sau để thải độc tố
- 27-10-20207 điều phân định đẳng cấp của một người là cao hay thấp: Bạn làm được bao nhiêu?
Dưới đây chính là lá đơn từ chức của một nhân viên gửi cho lãnh đạo của mình. Lá đơn được đăng tải ẩn danh lên mạng xã hội, trở thành chủ đề thảo luận của rất nhiều người, đại đa số là những lao động đang miệt mài cống hiến mỗi ngày cho công ty nhưng gặp nhiều bức xúc.
Đây cũng là đơn từ chức mà rất nhiều người muốn đề cử cho sếp của mình:
Trong công cuộc làm thuê của mình, tôi đã thay đổi nơi làm việc tất thảy 5 lần. Làm từ thực tập sinh cho đến nhân viên cốt cán, từ khâu sản xuất cho tới khâu tiếp thị. Thời điểm ngắn nhất là 11 ngày, dài nhất là ở công ty hiện tại. Khi đó, tôi không thể quyết định bản thân thực sự muốn làm gì. Thay đổi công tác chính là con đường nhanh nhất để tôi tiếp cận những tri thức mới.
Mỗi khi bước vào một hoàn cảnh mới, cảm giác háo hức và tốt đẹp ban đầu tạo cho tôi động lực làm việc lâu dài. Tuy nhiên, thời gian càng dài, dù các hạng mục công việc rất có sức hút, cảm giác tốt đẹp ban đầu lại dần biến mất.
Tôi luôn cho rằng, đi theo một lãnh đạo anh minh, quyết đoạn, có sức hút về mặt nhân cách mới có thể học hỏi và phát triển tiền đồ. Làm việc tại công ty lâu rồi, tôi rất hiểu sự vất vả và khó khăn của sếp, cho nên, những bất mãn về mặt lợi ích tôi thường không nói.
Nhưng một số khía cạnh khác, tôi nghĩ mình không thể không nói. Nếu tôi không nói thì sẽ chẳng ai nói với sếp, đây cũng là nguyên nhân mà tôi từ chức.
1. Làm sếp lớn, những việc vụn vặt không đáng kể thì sếp không nên hỏi đến
Người làm lãnh đạo nên dành tâm trí để nghĩ và làm những việc lớn. Cả ngày chỉ chăm chăm để ý nhân viên chỉ khiến lòng người khó chịu. Ví dụ như việc cấp phát máy tính cho ai dùng, số lần đi trễ về sớm của một người, các vấn đề chi trả linh tinh… Đây đều là những việc nhỏ nhưng vẫn có thể hủy hoại hình tượng của lãnh đạo.
Cá nhân tôi làm việc nhiều nơi, nhưng chưa bao giờ thấy một người sếp nào tự tính toán tiền lương thưởng của nhân viên rồi chi trả đến tay từng người.
2. Nên nghiêm khắc nhưng đừng khắt khe
Phí tăng ca nên tiết kiệm, thời gian lướt mạng nên hạn chế, xe của công ty không thể tùy tiện dùng, phí điện thoại hay xăng xe công tác cũng không thể tùy tiện báo lên kế toán… Mỗi chi phí đều cần quản lý và tối ưu, nhưng không thể quá mức. Nếu không, người lao động sẽ oán thán đầy lòng.
3. Luôn nhìn nhận công bằng
Nếu đi muộn hay không hoàn thành công tác sẽ bị trừ tiền, vậy tại sao tăng ca và thêm việc lại không được nhìn nhận? Tôi nghĩ, văn hóa công ty là một khía cạnh, nhưng tạo môi trường thoải mái để mọi người có cảm hứng sáng tạo, gia tăng hiệu suất làm việc cũng quan trọng không kém.
Nếu đi làm sớm nhưng đến công ty ngồi ngủ gà ngủ gật thì có tác dụng gì đâu? Nếu đã coi trọng hiệu suất công tác vậy sếp cũng không nên quá so đo giờ giấc làm việc của mỗi người.
4. Nói chuyện phải giữ lời
Khi tôi mới vào công ty, leader cũ từng nói, chế độ lương trực ngày lễ, Tết là 400% ngày công nếu hoàn thành công việc đầy đủ. Thế nhưng, sau khi kỳ nghỉ lễ qua đi, báo cáo về chi phí lương trực của mọi người đã được tổng kết, sếp lại đột ngột thay đổi, giảm lương trực xuống 150% ngày công.
Tôi bán thời gian và sức lực cho công ty cả trong những ngày nghỉ ngơi hiếm hoi nhất, hoàn thành hết mọi công tác được giao phó, cũng đạt kết quả khả quan. Nhưng do tổng thể doanh thu của toàn công ty giảm xuống trong giai đoạn này, lợi ích đáng lẽ thuộc về tôi lại “bay mất”. Đây là một trong những điều khiến tôi thất vọng nhất.
5. Quản lý công ty bằng hành vi cá nhân
Nếu sếp cho rằng công ty do mình thành lập, có thể thích sao làm vậy, tự mình định đoạt tất cả, dùng tâm lý về tài sản tư hữu để áp dụng vào quản lý cả một bộ máy thì sớm muộn gì cũng “tiêu tùng”. Vì đây là phương thức tư duy của cá thể phát triển kinh tế nông nghiệp, không phải tư duy của một doanh nhân nên có.
6. Bầu không khí
Tôi thích nhất là khoảng thời gian freelance của mình, không có ai trói buộc, tự do lựa chọn công tác yêu thích, cũng tự do phát huy năng lực của bản thân.
Ngược lại, từ khi vào công ty, tôi phải mất thời gian để ý sắc mặt cấp trên và đồng nghiệp. Mỗi khi có dịp nào tụ tập ăn uống, dù không thích bia rượu, tôi vẫn bị ép uống không ít. Dẫn tới đau đầu chóng mặt suốt cả ngày hôm sau.
Đôi khi lại bị sếp giao cho những công việc nằm ngoài chuyên môn và phạm vi công tác, dù tôi bỏ ra nhiều thời gian và nỗ lực tìm hiểu, nhưng kết quả không thể hơn được với người am hiểu trong ngành. Lãng phí rất nhiều tâm huyết nhưng kết quả nhận lại chẳng ra sao. Đây là nguyên nhân khiến tôi nhiều lần đánh mất động lực làm việc, không cảm nhận được thành tựu khi hoàn thành công tác.
7. Không có cảm giác an toàn
Có những dự án sếp đầu tư hàng loạt, bỏ vào rất nhiều tiền, hướng tới những thị trường rất rộng lớn, nhưng đem lại cho người ta cảm giác bị “đại trà”. Thay vì tập trung vào một chuyên môn, sếp luôn vẽ ra quá nhiều hướng, “ôm đồm” rất nhiều khả năng, cùng với đó cũng phải gánh chịu nhiều rủi ro không kém.
Với những dự án thành công, thay vì phát triển giá trị lâu dài và nâng tầm thương hiệu, sếp chỉ để ý lợi nhuận hiện tại và khai thác một nhóm đối tượng nhỏ bằng một phương thức duy nhất. Sự nhàm chán sớm muộn cũng “giết chết” tương lai. Đến khi không còn khai thác được lợi nhuận nữa, sếp nhanh chóng “khai tử” toàn bộ nhân viên. Đây chính là nhân tố khiến người lao động không có cảm giác an toàn và muốn cống hiến lâu dài cho công ty.
Nhìn vào mặt tính cực, các nhân viên có sức ép để nỗ lực phát triển tốt hơn. Nhưng nhìn vào mặt tiêu cực, khi nhân viên không có lòng trung thành với doanh nghiệp, năng lực tốt hơn đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng từ bỏ đơn vị hiện tại để hướng tới một vị trí tốt hơn.
Kỳ thực, giữa hàng nghìn lao động đang chờ việc, có thể sếp sẽ sớm tìm ra một nhân viên khác có thể còn tốt hơn tôi rất nhiều. Đơn từ chức này của tôi cũng chưa chắc tạo nên ảnh hưởng gì cho công ty. Cuối cùng, chỉ chúc sếp thịnh vượng phát đạt!
*Tổng hợp