Khi còn trẻ tốt nhất đừng lười biếng, thời trung niên tốt nhất chớ dễ dàng bỏ cuộc: Cách bạn sống trong 10 năm tuổi trẻ quyết định "phúc phần" nửa còn lại của cuộc đời
Tuổi trẻ là những năm tháng then chốt có thể quyết định tương lai của một người. Nếu khi còn trẻ bạn lựa chọn an nhàn trong 10 năm, trong tương lai bạn sẽ buộc phải vất vả trong 50 năm để bù đắp lại. Nếu lựa chọn 10 năm tuổi trẻ nỗ lực, bươn chải, tương lai bạn chắc chắn có được 50 năm hạnh phúc.
- 16-12-2020Quyết tâm hoàn thành thử thách khốc liệt trong 75 ngày, tôi cải thiện đáng kể cả thể lực lẫn trí lực: Cơ bắp bền bỉ, sự tự tin thăng hạng không ngờ
- 16-12-2020Nghiên cứu khoa học lý giải nguyên nhân khiến chỉ có số ít người thành công sau nhiều lần thất bại, còn đa số lại tiếp tục trượt dài: Phát huy được điều đặc biệt này chính là mấu chốt
- 15-12-2020Muốn thành công phải thay đổi, nhưng tại sao rất ít người làm được điều này? Câu trả lời của tâm lý học khiến bạn bất ngờ
- 15-12-2020Khó khăn và bất hạnh là vực sâu của kẻ yếu đuối nhưng là nấc thang tiến lên của thiên tài: Kẻ không trưởng thành sau thất bại mãi mãi không thể thành công
01. Thời trẻ lười biếng, hủy hoại cả cuộc đời
Vì sao lại nói khi còn trẻ tốt nhất đừng lười biếng?
Đáp án chính là: khoảng thời gian lúc còn trẻ thường hay quyết định quãng đời còn lại của một người, thời còn trẻ mà lười biếng, sau cùng thứ bị hủy hoại rất có thể là cả cuộc đời.
Mấy năm nay viết bài trên mạng xã hội, tiếp xúc với nhiều đọc giả, tôi phát hiện ra một tình trạng rất phổ biến thế này: ngày nay những người ở tuổi trung niên sống không thoải mái, hầu như đều cảm thấy hối hận vì bản thân hồi trẻ không chịu cố gắng.
Bọn họ hối hận thời còn trẻ sống quá nhàn hạ, không biết cầu tiến, dùng phần lớn thời gian và tinh lực vào việc ăn chơi phóng túng, chìm đắm trong sự hưởng lạc, đến mức hiện tại việc gì cũng không được, cần kỹ năng lại không có kỹ năng, cần vốn lại không có vốn, cần quan hệ cũng chẳng có quan hệ gì tốt đẹp.
Điều này chợt khiến tôi nhớ ra một câu châm ngôn: trẻ trung không cố gắng, già nua nhuốm buồn thương.
Cõ lẽ rằng rất nhiều người trung niên bây giờ đang ngoảnh đầu lại xem câu danh ngôn thiên cổ này, có lẽ có cảm ngộ rất sâu sắc.
Hai nguyên nhân khi còn trẻ không nên lười biếng:
Tuổi trẻ là giai đoạn phát triển đạt hiệu quả cao nhất
Trong một bài viết nói về những đối tượng 35 tuổi trong công việc. Bài viết phân tích, có ba nguyên nhân dẫn đến việc một người trẻ không được coi trọng trong công việc: thể lực bọn họ không tốt, tinh lực không đủ, tiềm lực lại không nhiều.
Nói cách khác, ba điểm này chính là lợi thế của người trẻ. Những lợi thế này chính là nguyên nhân vì sao chúng ta không nên lười biếng khi còn trẻ, bởi lẽ đây chính là giai đoạn phát triển đạt hiệu quả cao nhất của con người, một khi bỏ lỡ sẽ không thể lấy lại được.
Đầu tiên về thể lực, nhiều người cho rằng khi còn trẻ bán mạng đổi tiền, bán mạng tăng ca. Nhưng nói một cách khách quan, sức khỏe lúc còn trẻ quả thật rất bền bỉ, có thể làm việc và học tập trong thời gian dài, hơn nữa hiệu quả thu được cũng khá cao.
Bởi vì đợi đến khi bạn đã lớn tuổi rồi, sau này bạn sẽ nhận ra chỉ ngồi nửa ngày thì đã lưng đau eo mỏi không thể chịu được, đầu óc cũng không còn sáng suốt như thế nữa, thức khuya một đêm liền muốn trì hoãn vài ngày.
Tiếp theo là tinh lực, thời còn trẻ vô lo vô nghĩ, một người ăn no, cả nhà không đói, có thể dành hết tâm huyết để cố gắng phát triển. Nhưng người đến độ tuổi trung niên, sau khi có gia đình thì không được như thế nữa. Mỗi người phải chịu trách nhiệm gánh vác "trên có già dưới có trẻ", đến lúc đó bạn lại muốn nỗ lực hơn nữa, hiệu quả chắc chắn không thể nào so với thời còn trẻ.
Cho nên nói, lười biếng khi còn trẻ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ lỡ giai đoạn phát triển đạt hiệu quả cao nhất trong đời, sau này muốn bù lại, thường phải tiêu hao tinh lực gấp mấy lần, nhưng hiệu quả có thể vẫn không khá lên được.
Tuổi trẻ là giai đoạn đặt nền tảng của cuộc đời
Tuy thời đại ngày nay phát triển rất nhanh, nhưng chắc chắn có một quy luật bất biến: mọi việc đều có trình tự, một bước lên trời là điều không thể xảy ra.
Những năm còn trẻ là giai đoạn đặt nền tảng cho cả đời của mỗi con người. Nếu khoảng thời gian này bạn lựa chọn an nhàn, không nỗ lực đặt nền móng tốt, vậy thì con đường sau này sẽ khó đi vô cùng. Điều này thật ra cũng chính là nguyên nhân vì sao rất nhiều phụ huynh coi trọng việc giáo dục như thế.
Lười biếng khi còn trẻ, không trải qua khó khăn trong việc nỗ lực để phát triển, vậy thì ngày sau không những sẽ nhận lấy trái đắng gấp mấy lần sự an nhàn mà bạn "tưởng mình có", hơn nữa bạn sẽ còn tiếp tục khổ sở như thế mãi.
Thời còn trẻ mà lười biếng, cả cuộc đời bị hủy hoại. Khi bạn còn trẻ nghe những lời thế này có thể không cảm nhận được gì, nhưng thời gian sẽ chứng minh điều đó.
02. Bỏ cuộc ở tuổi trung niên, người đau khổ chính là cả gia đình
Vậy tại sao lại nói thời trung niên tốt nhất chớ bỏ cuộc?
Nguyên nhân cũng có hai điều.
Người trung niên không còn thuộc về chính mình nữa
Nhà văn Trương Ái Linh từng nói: Đàn ông sau độ tuổi trung niên, thường hay cảm thấy cô độc, bởi vì họ vừa mở mắt ra, xung quanh đều là những người cần nương tựa vào họ, nhưng lại không có ai để họ có thể nương tựa được.
Trên thực tế, không phải chỉ có đàn ông tuổi trung niên, trong thời đại ngày nay, phụ nữ đã lập gia đình cũng như thế, những thứ phải gánh vác không hề kém cạnh đàn ông.
Đối với những người trong giai đoạn này, trên có già, dưới có trẻ, trọng trách quá nhiều, gánh vác quá nặng, đến nỗi sinh mạng, sức khỏe cũng đã không còn thuộc về họ nữa.
Một người ở tuổi trung niên lựa chọn từ bỏ cố gắng, buông xuôi tất cả thì người chịu khổ là những người thân thiết nhất, quan trọng nhất trong cuộc đời họ.
Trong bộ phim mới của Quách Kinh Phi có một cảnh quay thế này:
Một người bệnh mắc ung thư giai đoạn cuối, lại bí quá hóa liều tham gia buôn bán nội tạng người. Quách Kinh Phi hỏi hắn ta “anh đã thế này rồi, tại sao còn làm việc này”, đối phương nói với anh ấy rằng vẫn còn vợ con phải nuôi.
Con người đến độ tuổi trung niên, thường không có quyền bỏ cuộc.
Từ bỏ, tức là thật sự không còn hy vọng nữa
Khi làm việc gì đó, bạn chỉ quyết định từ bỏ khi thật sự không còn hy vọng nữa, cuộc đời đã không còn cơ hội trở mình nữa.
Lúc còn trẻ mà lười biếng, thời trung niên sẽ rất khó khăn, đây là sự thật không thể chối cãi. Nhưng trên thực tế, chỉ cần bạn không từ bỏ nỗ lực, vẫn tiếp tục nỗ lực để sống, nỗ lực phấn đấu, cuộc sống vẫn sẽ càng ngày càng tốt hơn, vẫn sẽ phát triển tiến lên phía trước.
Cho nên nói người đến tuổi trung niên, cho dù khó khăn cách mấy cũng đừng bỏ cuộc, cố gắng thêm một chút, biết đâu thành công đang ở rất gần bạn rồi.
Cuộc đời này, luôn coi trọng luật nhân quả cho nên khi còn trẻ không thể lười biếng, đồng thời cũng coi trọng tu hành cho nên thời trung niên mới không được bỏ cuộc.
Tuy mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống cho riêng mình, nhưng đây là những lời khuyên vẫn đáng để suy ngẫm.
Tổng hợp