MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi được sếp khen, đừng trả lời “Không có gì”, người EQ cao phản ứng thế này mới thấy khôn ngoan, ghi điểm tốt

09-03-2024 - 00:10 AM | Sống

Khi được sếp khen, đừng trả lời “Không có gì”, người EQ cao phản ứng thế này mới thấy khôn ngoan, ghi điểm tốt

Một chuyên gia 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự chia sẻ những “bí mật nhỏ” nhưng khiến mọi người dễ ghi điểm với đồng nghiệp và cấp trên hơn.

Valerie Rodriguez là một chuyên gia 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự. Cô đảm nhận vị trí giám đốc toàn cầu của sàn giao dịch hàng hóa StockX, từng làm việc với rất nhiều lãnh đạo cấp cao về vấn đề nhân sự và những quy định của doanh nghiệp. Điều đó giúp cô rút ra 3 điều mọi người không nên làm trong công sở.

Khi được sếp khen, đừng trả lời “Không có gì”, người EQ cao phản ứng thế này mới thấy khôn ngoan, ghi điểm tốt- Ảnh 1.

Valerie Rodriguez đặt ra quan điểm rằng, sự tự mãn và kiêu ngạo không phải là con đường đúng để đạt được thành công. Mọi người không nên tự nhìn thấy mình cao hơn người khác, nhưng cô nhấn mạnh cần tránh việc tỏ ra khiêm tốn quá mức.

Trong lĩnh vực quản lý nhân sự, Valerie nhận thức được rằng, những người thành công thường biết cách thể hiện thành tích của mình một cách mạnh mẽ và có lối giao tiếp sôi nổi. Ngược lại, những người khiêm tốn thường ít nói về thành công cá nhân, gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân và thường bị hiểu lầm là thiếu tự tin. Điều này dẫn đến việc họ mất cơ hội thăng tiến và dần mất đi sự nổi bật.

Khi được sếp khen, đừng trả lời “Không có gì”, người EQ cao phản ứng thế này mới thấy khôn ngoan, ghi điểm tốt- Ảnh 2.

Valerie tin rằng thành tích là yếu tố quyết định về năng lực cá nhân. Nếu bạn không tự tin vào chính bản thân mình, người khác cũng sẽ khó mà hỗ trợ và đồng hành với bạn trong hành trình sự nghiệp. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của sự tự tin và lòng tin vào chính bản thân, giúp mọi người không chỉ đạt được thành công cá nhân mà còn xây dựng một hình ảnh tích cực và mạnh mẽ về bản thân.

Thay vì khiêm tốn và từ chối lời khen, người EQ cao có thể thẳng thắn thừa nhận, cảm ơn một cách chân thành. Họ có thể khen lại đối phương một cách khéo léo, tùy vào tình huống cụ thể. Chẳng hạn: "Khả năng ăn nói của bạn tốt quá. Bạn đã phát triển khả năng ăn nói của mình như thế nào? Tôi muốn học hỏi thêm từ bạn". Hoặc gián tiếp như sau: "Em rất vui khi được nghe lời này, thế mới xứng đáng là em của chị chứ", "Tôi cảm thấy rất hân hạnh khi được một người phụ nữ xinh đẹp khen ngợi"...

Khi được sếp khen, đừng trả lời “Không có gì”, người EQ cao phản ứng thế này mới thấy khôn ngoan, ghi điểm tốt- Ảnh 3.

Việc chia sẻ tâm sự với đồng nghiệp mang lại sự thoải mái, nhưng cũng cần cẩn trọng để không tiết lộ quá nhiều. Chia sẻ quá mức trong môi trường làm việc thường mang lại hậu quả lớn hơn lợi ích, vì nó mở cửa cho những giả định hoặc phán xét từ phía người khác.

Một trải nghiệm trong quá khứ của Valerie Rodriguez là minh chứng cho điều này. Cô kể với đồng nghiệp về sự cố hỏng hóc của chiếc xe ôtô cá nhân. Một vài tháng sau, một cơ hội thăng tiến đến với cô nhưng đi kèm yêu cầu di chuyển nhiều địa điểm khác nhau. Dù chưa kịp thể hiện thái độ, Valerie đã nhận được thông báo đắng ngắt từ sếp rằng cơ hội đã được trao cho người khác vì mọi người đều biết cô không có một chiếc ô tô riêng, có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Khi được sếp khen, đừng trả lời “Không có gì”, người EQ cao phản ứng thế này mới thấy khôn ngoan, ghi điểm tốt- Ảnh 4.

Sau sự cố này, Valerie đã phải suy ngẫm rất nhiều về những điều mình từng chia sẻ trong quá khứ. Cô nhận ra rằng việc tiết lộ những câu chuyện tưởng là "bình thường" của cuộc sống cá nhân với đồng nghiệp có thể tạo nên những ảnh hưởng không mong muốn, khiến người khác có thể đánh giá lại khả năng và cơ hội của mình.

Cô chia sẻ, "Tôi đã học từ trải nghiệm đó và nhận thức rằng, không nên tiết lộ quá nhiều về cuộc sống cá nhân. Vì điều đó có thể làm thay đổi quan điểm của người khác và ảnh hưởng đến quyết định về tương lai của bạn trong sự nghiệp theo một cách mà bạn không thể tưởng tượng ra."

Khi được sếp khen, đừng trả lời “Không có gì”, người EQ cao phản ứng thế này mới thấy khôn ngoan, ghi điểm tốt- Ảnh 5.

Có kinh nghiệm làm việc trong bộ phận nhân sự nên Valerie thường xuyên đảm nhiệm vai trò tổ chức sự kiện. Đôi khi vị trí công việc buộc cô phải liên tục tham gia và ở lại đến cuối các buổi tiệc, buổi liên hoan. Qua những trải nghiệm này, cô đã chứng kiến nhiều tình huống tiêu cực xuất hiện khi nhân viên sa đà quá mức đến các hoạt động như vậy, đôi khi là do ảnh hưởng của đồ uống có cồn hoặc cảm xúc quá kích động. Cuộc vui nhất thời có thể làm mất tỉnh táo của mọi người, đẩy mọi tình huống vào những vùng đất không mong muốn.

Khi được sếp khen, đừng trả lời “Không có gì”, người EQ cao phản ứng thế này mới thấy khôn ngoan, ghi điểm tốt- Ảnh 6.

Đây cũng là thời điểm mà những quyết định sai lầm hoặc những lời nói không thích hợp có thể xuất hiện, đặc biệt khi đối mặt trực tiếp với đồng nghiệp hoặc lãnh đạo ở công ty. Toàn bộ ngôn hành cử chỉ của bạn có thể bị lan truyền nhanh chóng chỉ sau một buổi tối, để lại ấn tượng không tốt cho tất cả mọi người.

Để đảm bảo an toàn và tránh những tình huống không mong muốn, Valerie khuyên rằng đừng bao giờ sa đà vào những buổi liên hoan, tiệc tùng, trừ khi có những lý do đặc biệt. Việc này giúp ngăn chặn những tình huống không mong muốn xảy ra, đồng thời giảm nguy cơ xuất hiện những quyết định và hành động không thích hợp.

*Theo Business Insider

Phương Thùy

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên